TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Lá thư cuối năm 2
 
Lên mạng ngày 4/1/2010

Lá thư cuối năm 2,
 
Hôm nay, nhận được lá thư, của chính mình gửi cho mình. Chịu khó làm một công việc tự an ủi cảnh cô đơn nơi xứ người. Vì người thân bây giờ, ít ai chịu bỏ thời giờ để viết một lá thư, với đầy nổi nhớ nhung từ quê nhà là chuyện rất hiếm. Thôi thì viết, gửi về cho chính mình. Để độc những hàng chữ trong lá thư nầy, như nhận được của người thân vậy.
 
….Bây giờ đang mùa đông, gửi thư về quê, quê mình nơi có nắng vàng rực rở của những ngày cuối đông!! Lá thư nầy viết thay quà Tết.
 
(Mấy tuần trước có ông nào đó ở cạnh bờ sông tội nghiệp quá, sỹ quan mà không ở trong quân đội lại ở cạnh bờ sông, viết thơ không bỏ dấu…Ong viet gi ma doc hoai khong hieu. Bo ai o canh bo song cung dai dien cho ong sao ma ong thec mec qua chung. Xem thu muon khoc ma khoc khong duoc).
 
Tôi viết thư nầy gửi cho mình, có lẻ mình cũng hiểu rằng mình đâu có đại diện cho 3 triệu người Việt hải ngoại, mà chỉ tâm tình cá nhân của mình thôi. Kinh tế khủng hoảng toàn cầu, làm ăn ế ẩm, lại thất nghiệp đã mấy tháng nay, muốn về thăm nhà, nhưng kẹt đủ thứ….
 
Bây giờ mới thấy thân phận mình như con cá Hồi. Loại cá có rất nhiều ở Bắc Mỹ. Chúng sanh ra ở nước ngọt, thế rồi theo dòng ra biển. Trong cỏi bao la vô tận mênh mông của đại dương, tự mình khôn lớn, trưởng thành. Sau cùng tìm về nguồn, len lách qua ghềnh đá, ngược dòng, khó khăn lắm mới trỡ về nơi chôn nhao cắt rún, làm công việc nối giồng, rồi rả thây nới đất cũ. Thế mà cá Hồi vẫn không quên cội nguồn.
 
Ai ra đi mà không muốn tìm về chốn cũ. Mãi đến giờ thiên hạ cũng không biết tại sao cá Hồi lại có những đặc tính “trỡ về nguồn” như thế. Nhưng không ai ngạc nhiên, khi là con người, sinh vật nào cũng nhớ về tổ của mình khi tuổi về chiều. Trỡ về tổ có gì sai đâu, muốn được chết ở quê nhà, nơi đã sinh ra là một điều hoàn toàn hợp với tự nhiên. Chim mà quên tổ, như người không nhớ quê hương.
 
Nhớ quê là một cách nói mơ hồ, bao gồm nhiều thứ, trong đó có nhà cửa, dòng họ, bạn bè, phong tục, thói quen, tiếng nói, hình ảnh quen thuộc nào đó đã in sâu vào lòng người, và công nhận như là sở hữu của những thứ đó, của mình, nhưng chưa hẵn thuộc về mình.
Nhưng đôi khi rất khó hình dung đâu là nhà, sau một thời gian dài định cư ở xứ người. Cái nhà nào đó đã được chúng ta xây dựng trong tim mình, chắc hẵn vẫn còn đó. Nhưng cái nhà nào đó, có phải là mái ấm gia đình hay không là chuyện khác.
 
Giống như bài hát nào đó đã viết rằng:
“Em ơi lâu đài tình ái nào đó, chắc không có trên trần gian”.
 
Người ta tự an ủi mình bằng cách xây lâu đài trên bải cát, trên mây…cho quên nổi nhọc nhằn của đời sống.
 
Thân phận của mình bây giờ không được như cá Hồi, mà dề lục bình trôi nổi. Lục bình nào còn lang thang chưa ra biển lớn, thì ý niệm xa quê không lớn. Dề lục bình của đời mình không còn lẫn quẫn trong mương, rạch nữa, mà nó đã ra biển lớn bao la rồi, muốn về nguồn còn phải đòi hỏi nhiều ngã ngủ về cái nhìn nội tại. Hãy đừng nhìn ra khơi nữa, vì phiá trước là cỏi vô tận, hãy nhìn vào bờ (nếu cần). Vì chỉ nhìn vào bờ mới biết mình đã đi bao xa…Đừng nhìn tờ lịch treo tường nữa. Mà hãy nhìn vào gương, để thấy chúng ta “lạc loài dăm ba đứa”…Chúng ta có bao nhiêu sợi tóc bạc. Hãy đếm đi, để biết mình đã nhớ và xa nhà bao lâu rồi…
 
Còn nhớ những ngày tháng đầu nơi xứ người. Đêm giao thừa chỉ là một trong những đêm xa lạ nào đó. tháng muà đông, chỉ một màu tuyết, khi nhìn ra cửa sổ ngoài hiên thấy một chú cò trắng đang trốn lạnh gần cửa sổ lúc trời tuyết rơi mùa đông, khi trời gần sáng thì chú cò vổ cánh bay đi dể đón ánh nắng mặt trời…Tuỉ cho phận mình, chú cò còn có được cái tự do tìm chọn nơi để ở. Còn mình, đơn độc nơi xứ người, nhìn lên trần nhà thấy một màu trắng dã, mà đếm thời gian trông cho qua mau, từng điếu thuốc vàng tay rơi rụng qua đêm, từng ngụm cà phê đắng, thức trắng đêm giao thừa, cho dù mình cố không tiếc nhớ ngày Xuân đang hiện diện nơi quê nhà, chắc nơi đó hẵn có bà con, hàng xóm, có đủ muôn màu chưng bày cho ngày Tết. Tết quê nhà đâu có bút mực nào mà diễn tả. Làm sao diễn tả được mùi khói hương trầm bay nghi ngút trên bàn thờ vào lúc đón giao thừa. Tiếng pháo đì đùng làm cho ngày Tết phải là một ngày cho mọi nhà, mọi người. Trong đó có mình, đã từng đón xuân tự thuở nào ở quê mình. Làm sao quên được bao lì xì đỏ và nhiều thứ nữa…
 
Lần tay tính lại cũng hơn ba thập niên rồi. Nổi nhớ nào mà thời gian có thể làm vơi đi, khi dòng đời thì cứ mãi trôi. Còn bao lâu nữa không hẵn là điểm đến. Có lẻ nổi nhọc nhằn chờ đợi khiến người ta mòn mỏi, thế rồi họ đã tìm lãng quên vào đời sống hàng ngày, mà vơi đi những chuyện gì mình vẫn còn mơ ước.
 
Có lẻ ít có ai tưởng tượng nổi cái giá nhớ da diếc nầy khi ra đi. Lúc ra đi, nhìn cảnh nhà mình chìm khuất trong hàng cây trứng cá. Theo đó con chó mực nằm trước nhà cạnh lu nước, ngọn cau khô lững lờ trong gió, khói cơm chiều nhà ai lãng vãng như đám mây bao quanh xóm nhà xơ xác…Ôi thì ra đó là hình ảnh thân quen của quê mình sao.. những người ra đi khó mà hình dung được, có lẻ hình ảnh đó là đời sống quê, là biểu tượng đã ăn sâu vào lòng ai ngay từ lúc ấu thơ. Hồi đó, có những lúc ngồi cạnh bờ hằng giờ để nhìn hoa bằng lăng rơi rụng tím cả sông vào những lúc nước ròng, thấy lòng mình êm ả như dòng nước xuôi chiều. Thì ra hình ảnh quê hương đã chiếm cứ lòng mình tự bao giờ.
 
Bây giờ ngồi đây, tuyết rơi rụng đầy sân, quê người sao éo le quá, băng giá quá, cho dù vật chất có dư thừa, nhưng vẫn thiếu cái gì đó. Ngoài kia những con chim hải âu bay lượng ở mặt hồ, không thân quen bằng bầy chim se sẻ ríu rít trước sân nhà mình. Cuộc đời không ngờ sao rắt rối quá chừng, mâu thuẫn thay, có lúc muốn chạy trốn, quên đi, có lúc muốn tìm lại, trỡ về. ..Nhưng về đâu nữa, khi tóc đã bạc, cảnh bể dâu của đời người, khiến những dư âm cũ không tài nào còn thích hợp với cái quan niệm xa xưa. Có lúc cũng muốn quên đi để được sống an nhàn, tự đánh lừa mình, như chưa bao giờ biết rằng bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi xóm nhà quê nào đó, Cha mẹ, anh em đang mông chờ những đưá con trỡ về…. Chỉ cần trỡ về thôi. Hai chữ “trỡ về” ngắn ngủi và đầy đủ ý nghĩa quá.
Có ai tự dối lòng mình để cho rằng không nhớ quê không. Nhưng “trỡ về” không đơn giản như chính từ ngữ ấy. Mà chính lòng mình có cho phép mình làm một công việc mà cách đây vài chục năm… trước lúc ra đi….làm gì có chuyện trỡ về???
 
Nếu có cố tưởng tượng chăng là những ký ức xa mờ, còn lẫn khuất nơi nào đó trong tim mình. Khi không gian và thời gian làm chúng vơi đi nét thân quen ngày cũ, thay vào đó cái dáng hổn độn không nết na, không xứng với thời đại, tác phong. Người ta có thể quay lưng đi, mặc dù đôi khi cũng nhỏ vài giọt lệ núi tiếc trong âm thầm. Tiếc núi nầy cũng rất dể hiểu, có lẻ tiếc chỗ ngồi, tiếc một lần nhìn ai đó lúc tan trường về, nhớ dáng mỏi mệt lúc mẹ đi chợ về, nhớ cha già với những giọt mồ hôi còn động trên trán sau một ngày trở về từ đồng ruộng. Nhớ khung cảnh quê với tràn đầy sinh hoạt xóm làng. Nhớ mông lung những chuyện không đâu từ xa xưa lắm. Có ai đánh mất nổi nhớ quê bao giờ. Lở “đi lạc” thì tự tìm đường về, để tự thuởng cho mình một lần nhìn cảnh trời chiều quê xưa, uống một hơi nước miá, ăn vài trái trứng cá, âm thầm một mình nhìn mưa rơi, mà quên đi nổi nhọc nhằn mòn mỏi.
 
Quê mình là vậy đó, thà nhớ quê để đừng bao giờ quên rằng mình còn có quê hương, còn hơn vẫn ở mãi nơi quê nhà, mà vẫn chưa bao giờ có ý thức là quê mình, những ngày Tết, cảnh quê đẹp và nên thơ cở nào. Cũng vẫn có người cho rằng ngày Tết là ngày của ai, chứ không phải của mình. Ông bà tổ tiên đặt chi cái ngày Tết có liên quan đến việc sum họp gia đình, nên chi ngày Tết là những ngày không thể định nghĩa mà không có những yếu tố con người và hoàn cảnh chung quanh.
 
Giống như ai đã nói rằng:
Thà anh xa em để anh vẫn còn nhớ em mãi, hình dáng ai làm tim anh thổn thức. Còn hơn ở gần nhau để anh tan nát cỏi lòng, khi chúng ta sống bên nhau tưởng chừng hạnh phúc lắm. Có ngờ đâu chúng ta sống trong cảnh đồng sàn dị mộng. Những giấc mơ hạnh phúc là những thứ xa hoa, hiếm quý, hay hạnh phúc sao chỉ là cay nghiệt hù doạ, ám ảnh đời người đến bên nhau chỉ làm khổ nhau mà thôi”.
 
Tết năm nay cũng như Tết mọi năm ở xứ người. Bây giờ là mùa đông., nắng ấm vào những ngày nầy rất hiếm hoi, mong sao cho mọi gia đình được hưởng hạnh phúc trong lúc xuân về. Sáng nầy mới nhìn gương lần nữa, thấy mái tóc xanh ngày xưa đã ngã màu muối tiêu khá nhiều, tờ lịch cuối năm đã được gở xuống, để thay cho một tập dầy khác có đến 365 tờ mới nữa. Thế rồi mọi người xa quê, lại phải chờ đến 365 lần nữa để vẫn chờ và vẫn đợi, mà đường về quê thì không hẵn ngắn và gần như chỉ có 16 giờ đường chim bay…Tính đến nay, tự mình đã chứng kiến gần 18 ngàn tờ rơi rụng…
 
Ngày xưa không biết Huyền Trân Công Chuá nhớ nhà, nàng có hy vọng tìm thấy hình ảnh quê nhà trong 16 giờ bay của boeing hay không. Nhưng thời gian ngắn ngủi của đường hàng không, không hẵn là trỡ ngại của sự cách ngăn, mà chính lòng mình là sự cách ngăn, khiến nhớ nhà càng thêm nhớ vào những ngày xuân…mong rằng “khúc ruột ngàn dặm” nầy hiểu rằng không ai đày ải mình…mà hình như khúc ruột nầy bị (được) phân hoá từ lâu rồi, thành biểu tượng như trái chuối…xem bên ngoài màu vàng đấy…nhưng ruột lại trắng.
Chúc mọi người xa quê có một ngày xuân đầy ý nghĩa.

4/1/2010
NHT
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 792271 visitors (2093154 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free