TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Những nẽo đường nhà quê 22
 
Lên mạng ngày 12/7/2010

NHỮNG NẼO ĐƯỜNG NHÀ QUÊ
22. Cà Mau

Bài Thứ Nhứt
                Tựa '' Đất Mũi Cà Mau ''




Đất Mũi Cà Mau

Theo ghe ra tận Hòn Khoai *,
Dập dềnh sóng vỗ mệt nhoài tấm thân .
Tận cùng mũi đất quê hương ,
Phù sa bồi lấp ,Mắm* ,Bần* chen chân.
Trời trong , gió nhẹ , mây gần ,
Thuyền ghe đầy cá chuyển dần vô sông .
Đèn đêm chiếu sáng không trung ,
Hải Đăng lưu dấu Anh Hùng * thuở xưa .


[Hòn Khoai ; một đảo nằm cách mũi Cà Mau 14 km có rừng nguyên thủy với những loại cây rừng chu vi phải 6 đến 7 người ôm mới hết --Mắm Bần ; trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như ''Mangro '' Mắm Bần là những cây tiên phong mọc lên đễ giử đất sau đó mới đến cây Đước -- Hải Đăng ; trên đỉnh núi của Hòn Khoai có một ngọn hải đăng cao 15 m chiếu sáng 35 miles . Do người Pháp xây dựng năm 1939 . Thầy giáo Anh Hùng Phan Ngọc Hiễn làm binh biến chiếm hòn đảo này năm 1940 ]


Bài Thứ 2
        Tựa '''   Nhân Nào Qũa Nấy ''


Cái Đùng * cá mẹ cá con,
Cá ông , cá cháu , chẳng còn sống đâu .
Xuyệt điện * rà khắp kênh , hào ,
Sông sâu , bể cạn còn đâu ẩn mình .
Xứ mình lạm sát thủy sinh * ,
Đời sau con cháu chẳng tìm đâu ra .
''Nhân Nào Qủa Âý '' chẳng tha ,
Gieo thì phải gặt ,Ông Bà chẳng sai .

[Cái Đùng tiếng nổ cũa trái nổ tự tạo đễ bắt cá tôm -- Xuyệt điện ; dụng cụ bằng điện để bắt cá tôm ]


Bài Thứ 3
         Tựa '' Đi Bắn Chim ''


Ban trưa bạn rủ đi bắn chim.
Cây cao bóng mát cất công tìm.
Kìa đôi chim Sẽ trong cành lá,
Cái đùng chia rẻ bóng chim con .


Bài Thứ 4
            Tựa '' Em Về ''

Em về tóc xõa bờ vai ,
Lối xưa em bước dặm dài em đi.
Em về tóc bạc cũng vì ...
Một đời cơm áo , nói chi chuyện mình.
Em về bỏ lại nhục hình ,
Sa chân lỡ bước điêu linh một đời .
Giang tay ôm lấy một người ,
Mà ngày xưa đó một trời đớn đau .

Dương Xuân Triều

Trở lại Trang Thơ
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 852104 visitors (2210003 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free