Lên mạng ngày 28/1/2012
Tương lai lịch sử trên thế giới có lẽ chúng ta cũng cần biết qua :
Giới trung lưu suy thóai có còn cho Tự Do Dân Chủ sống sót đặng chăng ?
G S Tôn Thất Trình
Sau đây là phần lớn suy tư của Francis Fukuyama , chánh chuyên viên Trung Tâm Dân Chủ - Democracy, Phát Triễn – Development và Quyền Lực Thống Trị của Luật Lệ- Rule of Law, viện đại học Stanford, Bắc Ca Li-Hoa Kỳ, tác giả sách mới trước đây Nguồn gốc Trật tự Chánh trị từ Thời Tiền Nhân loại đến Cách Mạng Pháp- The Origin of Political Order from Prehuman Times to the French Revolution .
Phần I.
Vài điều lạ lùng đang xảy ra trên thế giới ngày nay. Khủng hoảng tài chánh tòan cầu khởi sự năm 2008 và khủng hỏang đang tiếp diễn của đồng euro, cả hai là sản phẩm của kiểu mẩu tư bản tài chánh điều hòa nhẹ nhàng, đã trổi dậy ba chục năm vừa qua. Tuy vậy, dù rằng tức giận lan tràn về vụ Wall Street giúp đở thóat khỏi tình thế khó khăn, cũng không thấy cánh tả chủ nghĩa dân túy Hoa Kỳ - American populism bừng lên to lớn phản ứng lại. Có thể hình dung được phong trào Chiếm đóng- Occupy Wall Street sẽ kéo ra thêm , nhưng phong trào dân túy mới động năng nhất đến nay lại là Đảng Trà – Tea Party phái hửu , mà mục tiêu chánh là quốc gia điều hòa cố tìm cách bảo vệ dân giả bình thường khỏi tay các kẻ đầu cơ tài chánh. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Âu Châu, tại đây tả phái đang thiếu máu và các đảng hửu phái đang di chuyễn.
Có nhiều lý do khiến cho việc thiếu động viên cánh tả này, nhưng lý do chánh là họ thiếu thốn một vương quốc ý kiến. Đối với thế hệ vừa qua, ý thức hệ cao tầm trên các vấn đề kinh tế đã bị phe hửu tự do tuyệt đối – libertarian cầm giữ. Phe tả đã không đủ khả năng làm ra một ca hợp lý cho một lịch trình khác hẳn việc trở lui lại một dạng dân chủ xã hội cỗ lỗ sĩ, không lo toan được nữa cả. Thiếu thốn một phản sự kể lắm lời - counter-narrative hợp lý tiến bộ làm mất hết lành mạnh, vì lẽ đua tranh rất tốt cho một bàn cải trí thức cũng như cho họat động kinh tế. Và bàn cải trí thức nghiêm túc cần thiết cấp bách, vì dạng chủ nghĩa tư bản tòan cầu hóa hiện hửu đang xói mòn căn bản xã hội của giới trung lưu, nơi chủ nghĩa dân chủ tự do dựa lưng vào.
Làn sóng dân chủ
Những lực lượng và điều kiện xã hội không đơn giản “qui định” các ý thức hệ như Karl Marx đã có lúc duy trì, nhưng ý kiến không bao giờ trở thành uy vũ, trừ phi chúng nói lên những quan tâm của đa số dân giả bình thường. Dân chủ tự do là ý thức hệ vắng mặt thế giới xoay quanh đó ngày nay, một phần vì nó giải đáp và làm ra quá dễ dãi, nhờ vài cơ cấu kinh tế xã hội. Thay đổi trong những cơ cấu này có thể hình thành những hậu quả ý thức hệ, không mấy gì khác là thay đổi ý thức hệ cũng có cơ làm ra những hậu quả kinh tế xã hội.
Hầu hết mọi ý kiến uy vũ định dạng hình các xã hội nhân lọai, mãi đến cách đây 300 năm đều có tính chất tôn giáo, ngọai trừ Khổng giáo ở Trung Quốc. Ýthức hệ thế tục chánh đầu tiên có ảnh hưởng lâu dài trên thế giới là chủ nghĩa tự do -liberalism ,một học thuyết liên quan tới sự vươn lên một giới trung lưu, trước tiên là thương mãi, sau đó đến công nghệ tại một vài vùng ở Âu Châu ở thế kỷ thứ 17. ( Fukuyama định nghĩa “ trung lưu” là nhóm dân gian không ở trên chóp hay ở đáy những xã hội của họ trên phương diện lợi tức và đã nhận được ít nhất là một học vấn đệ nhị cấp và có được hoặc tài sản thực sự, hàng hóa bền vững, hoặc làm chủ doanh vụ mình.)
Các nhà tư duy cổ điển tỉ như Locke, Montesquieu và Mill phát biểu, quan niệm là chủ nghĩa tự do nắm giữ tính chất hợp pháp của uy quyền quốc gia, phát sinh từ khả năng bảo vệ được quyền cá nhân của công dân nước nhà và sức mạnh quốc gia cần phải được việc tuân thủ luật lệ giới hạn. Một trong những quyền cơ bản cần bảo vệ là quyền tư hửu; Cách Mạng Vẽ Vang Anh 1688- 1689 chỉ trích phát triễn của chủ nghĩa tự do cận đại, chỉ vì nó lần đầu thiết lập nguyên tắc hiến pháp là quốc gia không thể đánh thuế hợp pháp công dân mình mà không được họ ưng thuận .
Thoạt tiên, chủ nghĩa tự do không đương nhiên bao hàm dân chủ. Cánh tự do Anh- Whigs ủng hộ việc sắp đặt hiến pháp năm 1689, có khuynh hướng gồm các chủ nhân tài sản giàu có nhất ở Anh Quốc ; quốc hội thời đó chỉ đại diện ít hơn 10 % tổng số dân cư.
Rất nhiều các nhà tự do, kể luôn cả Mill, hoài nghi lớn về các đức tánh của dân chủ: họ tin rằng tham gia chánh trị có trách nhiệm đòi hỏi phải có giáo dục và một đặt cọc trong xã hội nghĩa làm chủ nhân tài sản. Cho đến cuối thế kỹ thứ 19, quyền công dân bị các đòi hỏi tài sản và giáo dục hạn chế, gần như khắp Âu Châu. Adrew Jackson đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1828 và sau đó ông bải bỏ đòi hỏi là phảo có tài sản mới có quyền bầu cử, ít nhất là đối với đàn ông da trắng, đã đánh dấu một thắng trận sớm sủa quan trọng cho một nguyên tắc dân chủ lực lưỡng hơn.
Ở Âu Châu,việc lọai đa số quần chúng ra khỏi quyền chánh trị và sự bừng dậy một giới lao đông công nghệ đã mở đường cho chủ nghĩa Marxism. Tuyên Ngôn Cọng Sản- the Communist Manifesto xuất bản năm 1848, cùng năm với các cuộc cách mạng lan tràn khắp các quốc gia chánh Âu Châu, ngọai trừ Vuơng quốc Anh. Và như thế khởi sự một trăm năm tranh đua lảnh đạo phong trào dân chủ giữa các nhà cọng sản, đang muốn quẳng đi thủ tục dân chủ ( bầu cử đa đảng phái ) và thay vào đó bằng điều họ tin tưởng là dân chủ độc lập – substantive democracy( tái phân kinh tế )và dân chủ tự do, những ai tin tưởng rằng mở rộng thêm tham gia chánh trị, trong khi đó vẫn duy trì quyền cai trị của luật pháp bảo vệ các quyền cá nhân, kể cả những quyền tài sản.
Nguyên tắc đấu tranh là lòng trung thành của giới lao động công nghệ mới. Những nhà mác xít đầu tiên tin rằng họ sẽ thắng nhờ con số đông lớn lao: khi quyền hạn công dân nới rộng thêm vào cuối thế kỷ thứ 19, những đảng như đảng Lao Động – Labour Vương quốc Anh và đảng Dân chủ Xã hội- Social Democracy Đức tăng trưởng theo bước nhảy vọt, đe dọa quyền lảnh đạo của những nhà bảo thủ lẫn những nhà tự do truyền thống. Khi giới công nhân đứng lên bị chống trả mảnh liệt, thường bằng những phương tiện không dân chủ tí nào cả, các nhà cộng sản và rất nhiều nhà xã hội lần lượt bỏ dân chủ chánh thức để theo thể thức chiếm đọat uy quyền trực tiếp.
Suốt nữa đầu thế kỷ thứ 20, có một sự nhất trí mạnh mẽ của phái tả tiến bộ là vài dạng xã hội chủ nghĩa - chánh phủ kiểm sóat ở những đỉnh cao của nền kinh tế, hầu bảo đảm một phân phối đồng đều mức giàu có - đã không thể tránh được và đã xảy ra tại các quốc gia tân tiến. Ngay cả một nhà kinh tế bảo thủ như Joseph Schumpeter đã có thể viết ra trong sách ông xuất bản năm 1942 Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Dân chủ - Capitalism , Socialism, và Democracy, rằng xã hội chủ nghĩa sẽ trổi dậy thắng lợi , vì chưng xã hội tư bản đã tự mình phá họai ngầm văn hóa mình. Chủ nghĩa xã hội được tin tưởng là tiêu biểu cho ý chí và quyền lợi đa số dân gian trong những xã hội cận đại.
Tuy nhiên, khi những tranh chấp lớn ý thức hệ của thế kỷ thứ 20, tự đóng vai trò đào thải mình trên bình diện chánh trị và quân sự, các thay đổi cực trọng đã xảy ra ở mức độ xã hội đã làm xói mòn kịch bản Mác xít. Trước hết, mức sống tiêu chuẩn thật sự của giới lao động tiếp tục tăng thêm, đến nổi nhiều lao công và con cháu họ đã đủ khả năng gia nhập giới trung lưu. Thứ hai, kích thước tương đối của giới lao động ngưng không tăng trưởng nữa và thật tế bắt đầu xuống dốc, đặc biệt vào nữa phần cuối thế kỷ thứ 20, khi dịch vụ khởi sự dời chỗ công nghệ ở những nền kinh tế gọi theo nhãn hiệu là kinh tế “ hậu công nghệ - post industrial” . Cuối cùng, một nhóm dân gian nghèo khổ và dân gian bị thiệt thòi đã trỗi dậy bên dưới giới lao động công nghệ - một pha trộn hổn tạp các thiểu số chủng tộc- racial và tộc dân -ethnic , các dân di cư mới gần đây và những nhóm bị xã hội khai trừ, tỉ như phụ nữ , đồng tình luyến ái – gay và các kẻ tật nguyền. Thành quả những thay đổi này, trên phần lớn các xã hội đã công nghệ hóa, giới lao động cũ đã trở thành là một giới quyền lợi nội địa, địa phương nữa mà thôi, một giới sử dụng sức mạnh chánh trị của nghiệp đòan thương mãi – trade union để bảo vệ những lợi lộc chiếm được một cách khó khăn của một thời đại trước đó.
Hơn nữa, giới kinh tế đã tỏ ra không phải là một ngọn cờ lớn động viên được các quần chúng hành động chánh trị tại các quốc gia đã công nghệ hóa. Đệ Nhị Quốc tế- The Second International đã bị gọi thức tỉnh thô bạo năm 1914, khi các giới lao động Âu Châu từ bỏ những kêu gọi chiến tranh giai cấp và xếp hàng ngũ sau các nhà lảnh đạo bảo thủ giảng dạy những khẩu hiệu quốc gia dân tộc, một thể thức còn tồn tại đến ngày nay. Nhiều nhà Mác xít cố gắng giải thích điểm này, theo nhà học giả Ernest Gellner bằng cái ông gọi là “ lý thuyết sai địa chỉ- wrong addsress theory”:
Cũng như các nhà Hồi giáo Shiites cực đoan cho rằng thiên thần Gabriel đã sai lầm, chuyễn Thông điệp cho Mohamed khi đáng lý phải chuyễn cho Ali. Thế cho nên các nhà Mác xít trên căn bản muốn nghĩ rằng tinh thần của lịch sữ hay tri thức con người đã làm một lỗi lầm ngu ngốc đáng ghê sợ. Thông điệp thức tỉnh thật ra chỉ muốn chuyễn đến các giai cấp , nhưng bưu điện đã sai lầm ghê sợ chuyễn lạc đến các quốc gia .
Gellner tiếp tục biện cứ là tôn giáo cống hiến một chức năng tương tự chủ nghĩa quốc gia - nationalism ở vùng Trung Đông- Middle East đương thời: tôn giáo đang động viên dân gian một cách hửu hiệu, vì nó chứa một tinh thần và một xúc động mà ý thức giai cấp không có. Cũng như chủ nghĩa quốc gia Âu Châu vào cuối thế kỷ thứ 19 đã bị thúc đẩy chuyễn động từ nông thôn qua thành ( đô ) thị, Hồi giáo - Islamism cũng là phản ứng của một sự thành thị hóa và chuyễn cư xảy ra ở các xã hội Trung Đông đương thời. Bức thư của Marx sẽ không bao giờ chuyễn tới được địa chỉ đánh dấu “giai cấp”.
Marx tin tưởng là giới trung lưu , hay ít nhất là lát cắt có được tư bản của giới này mà ông gọi là giai cấp tư sản – bourgeoisie sẽ luôn luôn là một thiểu số nhỏ nhoi và được ưu đải ở các xã hội cận đại. Những gì đã xảy ra trái ngược lại Marx, là vì giai cấp tư sản và giới trung lưu tổng quát cuối cùng ra làm thành một đa số rộng lớn quần chúng các nước tiên tiến nhất thế giới, đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội chủ nghĩa- socialism. Từ những ngày của Aristotle, các nhà tư duy đã tin tưởng là nền dân chủ ổn định dựa vào giới trung lưu rộng rải và những quốc gia giàu có hay nghèo khổ cực kỳ đều bị hoặc các đầu sỏ chánh trị chủ trì, hoặc bị cách mạng dân túy. Một khi phần lớn thế giới đã phát triễn thành công thiết lập các xã hội trung lưu, sức lôi cuốn của chủ nghĩa Marxism tan biến. Những nơi nào chủ nghĩa cấp tiến – radicalism tả phái còn tồn tại như thể là một lực lượng uy vũ, nơi đó là những vùng bất bình đẳng trên thế giới, tỉ như Châu Mỹ La tinh, Nepal và những vùng nghèo khổ miền Đông Ấn Độ.
Đó là điều nhà khoa học chánh trị Samuel Huntington mệnh danh là “ làn sóng thứ ba- third wave” của dân chủ hóa tòan cầu, khởi sự ở miền Nam Âu Châu vào thập niên 1970 và lên tột đỉnh, khi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ năm 1989 , làm tăng thêm số nền dân chủ bầu cử khắp thế giới, khỏang chừng 40 quốc gia năm 1970 đến 120 vào cuối thập niên 1990.Tăng trưởng kinh tế dẫn tới sự vươn dậy những giới trung lưu tại những quốc gia như Brasil ( Ba Tây ), Ấn Độ, Inđônêxia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Như nhà kinh tế học Moisés Naim đã nhấn mạnh, những giới trung lưu này tương đối có học vấn tốt, có tài sản va liên kết kỷ thuật với thế giới bên ngòai. Họ làm nhiều yêu cầu đối với các chánh phủ họ và động viên dễ dàng, nhờ họ tiếp xúc được kỷ thuật. Không có gì đáng ngạc nhiên là những tay khởi xướng chánh của những cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập – Arab Spring là dân Tuynidi – Tunisian và Ai Cập, có học vấn cao nhưng những ước vọng của họ có công ăn việc làm bị các chế độ độc tài cản trở ở các nước họ đang sinh sống.
Dân gian trung lưu không đương nhiên ủng hộ dân chủ trên nguyên tắc : cũng như mọi người khác, họ là những diễn viên cho quyền lợi riêng mình muốn bảo vệ tài sản và địa vị họ. Ở những quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan , rất nhiều dân gian giới trung lưu có cảm tưởng là bị đe dọa vì các yêu cầu tái phân phối của dân nghèo khổ và đã sắp hàng ngũ ủng hộ các chánh phủ độc đóan bảo vệ quyền lợi giới họ. Cũng như không phải trường hợp ( ca ) là các nền dân chủ đương nhiên thõa mãn những ước vọng của các giới trung lưu mình và khi họ không làm thì các giới trung lưu sẽ trở thành cứng đầu cứng cổ.
Vậy chớ Trung Quốc có thành một thay thế ít xấu xa nhất không ?
Ngày nay có một nhất trí tòan cầu rộng rải về tính cách hợp pháp, ít nhất trên nguyên tắc của dân chủ tự do. Theo lời của nhà kinh tế học Amartya Sen “ trong khi dân chủ chưa được thực thi khắp nơi, hay được chấp nhận thật sự đồng đều, ở tình thế tổng quát thế giới quan niệm cai trị, dân chủ nay đã đạt tình trạng được xem là đúng một cách tổng quát.” Nó được chấp nhận một cách rộng rải ở những quốc gia đã đến một mức độ đủ phồn thịnh vật chất khả dĩ giúp cho đa số công dân nước mình nghĩ rằng họ là giới trung lưu và đó là lý do tại sao có một tương quan giữa những mức phát triễn cao và nền dân chủ ổn định .
Vài quốc gia tỉ như Iran - Ba Tư và Ả Rập Sauđi , từ bỏ dân chủ để theo một dạng chủ nghĩa thần quyền – theocracy hồi giáo . Thế nhưng những chế độ này đang đến ngõ cụt phát triễn, sống còn được nhờ các nước này nằm trên những bồn đầu lữa to lớn. Có một thời, một ngọai lệ Ả Rập lớn cho làn sóng thứ ba, nhưng Mùa Xuân Ả Rập đã cho thấy là dân chúng Ả Rập có thể động viên được chống lại nền độc tài dễ dàng như thể ở Đông Âu và Châu Mỹ La Tinh vậy đó. Điều này không có nghĩa đây là lối mòn dẫn tới một nền dân chủ thực thi tốt đẹp dễ dàng hay thẳng thắn như ở Tuynidi, Ai Cập hay Libya, nhưng nó gợi ý là mong muốn có tự do và tham gia chánh trị không chỉ là một đặc thù văn hóa riêng cho dân Âu Châu và dân Hoa Kỳ.
Thách thức quan trọng gần như duy nhất cho dân chủ tự do trên thế giới ngày nay đến từ Trung quốc , nơi một chánh phủ độc đóan phối hợp với một nền kinh tế thị trường hóa một phần nào. Trung Quốc là thừa kế của một chánh phủ thư lại cao phẩm truyền thống kiêu hảnh và lâu dài, đã trải dài suốt hai ngàn năm, hai thiên niên. Những lảnh tụ Trung Quốc đã xử lý một chuyễn tiếp phức tạp và đồ sộ , từ một kinh tế rất tập trung - trung ương hóa, kiểu kinh tế Sô Viết qua một kinh tế cởi mở năng động và thực hiện theo một tài năng đáng kinh ngạc , có lẽ còn thông thạo hơn cả những lảnh đạo Hoa Kỳ đã tỏ bày trong việc xử lý mới đây chánh sách kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ nữa. Rất nhiều người hiện ca ngợi hệ thống Tàu, không phải chỉ về những kỷ lục kinh tế Tàu, mà còn vì nó đã có thể làm ra những quyết định lớn lao, phức tạp một cách mau lẹ, so với bại liệt chánh sách hấp hối đã đánh gục Hoa Kỳ và Âu Châu vài năm qua. Đặc biệt kể từ khi cuộc khủng hỏang tài chánh gần đây, ngay cả chính dân Tàu cũng bắt đầu chào mời “ kiểu mẩu Tàu - China model” như thể là một thay thế cho dân chủ tự do.
Tuy nhiên kiểu mẩu này tuồng như là cũng không bao giờ trở thành một thay thế nghiêm túc cho nền dân chủ tự do ở ngòai vùng Đông Á. Trước hết kiểu mẩu là một đặc thù văn hóa : chánh phủ Tàu xây dựng xung quanh một truyền thống lâu đời tuyễn dụng theo chế độ nhân tài cai trị - meritocracy , sát hạch công chức nhân viên, đề cao giáo dục và kính trọng quyền thế. Rất ít quốc gia chậm tiến- đang mở mang lại hy vọng sẽ sánh ngang hàng nổi với kiểu mẩu này. Những quốc gia nào đã sánh ngang, tỉ như Singapore và Hàn Quốc ( Nam Hàn , ít nhất là ở thời kỳ sớm hơn ) nay cũng đã lọt vào vùng văn hóa Tàu. Chính dân Tàu cũng hòai nghi là kiểu mẩu của họ có thể xuất cảng được . Cái gọi là nhất trí Bắc Bình- Beijing chỉ là một sáng chế Tây Phương, không phải là sáng chế Tàu.
Cũng không rỏ ràng là kiểu mẩu này có bền vững không ? Cả hai: tăng trưởng xuất cảng thúc đẩy hay lề lối quyết định từ chóp bu đưa xuống, không biết có tiếp tục đem lại những thành quả tốt đẹp mãi mãi không ? Sự kiện chánh phủ Tàu sẽ không cho phép thảo luận tự do về vụ trật đường rầy xe lữa cao tốc tai hại mùa hè vừa qua và không đưa Bộ Xe Lữa có trách nhiệm về vụ này ra trừng phạt kỷ luật, gợi ý rằng còn có thêm nhiều quả bom nổ chậm khác che dấu sau mặt trước của một cách làm quyết định hửu hiệu.
Cuối cùng, Trung Quốc phải đối diện một tổn thương tinh thần lớn trên đường đi. Chánh phủ Tàu không bắt buộc các chức quyền mình phải tôn trọng nhân cách căn bản của công dân Tàu . Mỗi tuần đều xảy ra những phản đối mới về chiếm hửu đất đai, vi phạm môi trường và tham nhũng lớn của vài chức quyền. Trong khi quốc gia đang tăng trưởng nhanh chóng, những lạm dụng có thể quét xuống dưới thảm. Thế nhưng tăng trưởng mau lẹ không tiếp tục mãi mãi và chánh phủ phải trả một giá đắt nổi tức giận bị đè nén. Chế độ không còn được một lý tưởng nào vây quanh những gì chánh phủ tổ chức nữa. Mọi chuyện đều do Đảng Cọng Sản theo giả thiết cam kết làm bình đẳng nay lại chủ tọa một xã hội bất bình đẳng đầy kích tính và mỗi ngày mỗi gia trọng.
Vì thế, không thể nói ổn định hệ thống Tàu là cho không. Chánh phủ Tàu biện cứ là công dân Tàu khác biệt nhau về văn hóa và sẽ luôn luôn ưa thích chế độ độc tài nhân từ và đề xướng tăng trưởng hơn là một nền dân chủ lọan xà ngầu đe dọa ổn định xã hội. Nhưng tuồng như một giới trung lưu nới rộng, lan tràn, sẽ hành động ở Trung Quốc khác hẳn cách giới này hành động ở nhũng quốc gia khác trên thế giới. Các chế độ độc đóan khác có thể cố gắng thi đua sánh ngang thành công Tàu, nhưng rất ít cơ hội là trong vòng 50 năm tới , sẽ thấy nhiều quốc gia thế giới giống hệt như Trung Quốc ngày nay...
Phần II
Tương lai nền Dân chủ
Có một tương quan rộng rải giữa tăng trưởng kinh tế, đổi thay xã hội và bá quyền lảnh đạo của ý thức hệ dân chủ tự do trên thế giới ngày nay. Hiện tại chưa xuất hiện lù lù một ý thức hệ đối thủ nào đáng tin được. Nhưng vài khuynh hướng kinh tế và xã hội rất rắc rối, nếu chúng tiếp diễn, cả hai sẽ đe dọa ổn định các nền dân chủ tự do đương thời và hạ bệ ý thức hệ dân chủ như chúng ta hiểu biết bây giờ.
Nhà xã hội học Barrington Moore đã một lần khẳng định dứt khóat: “Không có dân tư sản- bourgeois , không có nền dân chủ”. Các nhà Mác xít đã không có được không tưởng ( hảo huyền) cọng sản , vì chủ nghĩa tư bản trưởng thành tạo dựng lên những xã hội trung lưu chứ không phải là những xã hội giai cấp lao động – công nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu phát triễn kỷ thuật và tòan cầu hóa thêm lên, phá hại ngầm giai cấp trung lưu và làm cho hơn một thiểu số công dân các nước tiên tiến- đã mở mang không còn có thể hòan tất tình trạng trung lưu ?
Nay đã có nhiều dấu hiệu là một giai đọan phát triễn như thế đã bắt đầu. Lợi tức trung bình ở Hoa Kỳ đã ngưng trệ theo các điều kiện thực tế, kể từ thập niên 1970. Ảnh hưởng kinh tế của sự ngưng trệ này đã được thoa dịu bớt một phần nào nhờ sự kiện là đa số gia thất Hoa Kỳ nay đã chuyễn qua thu lợi tức hai đồng lương ( của cả vợ lẫn chồng ) ở thế hệ vừa qua. Hơn nữa, như nhà kinh tế học Raghuram Rajan đã biện cứ thuyết phục, khi dân Hoa Kỳ miễn cưởng tham dự tái phân phối thẳng thắn, Hoa Kỳ đã thay vào đó cố tâm thực hiện một tái phân phối tối nguy hiểm và thiếu hửu hiệu trên thế hệ vừa qua, bằng cách trợ cấp tiền cho vay mua nhà – mortgage các gia đình lợi tức thấp. Khuynh hướng này, được Trung Quốc và các nước khác làm dễ dàng khi họ đổ tiền mặt - liquidity ồ ạt vào Hoa Kỳ, khiến cho nhiều dân Hoa Kỳ bình thường có ảo tưởng là mức sống tiêu chuẩn của họ đã tăng lên vững chắc suốt thập niên qua. Trên phương diện này, bong bóng gia cư nổ tung các năm 2008- 2009, không có gì khác hơn là việc trở lui lại đắng cay của số trung bình. Ngày nay dân Hoa Kỳ có thể thấy lợi mua điện thọai tế bào rẽ tiền, áo quần không chút nào đắt đỏ, và Facebook, nhưng họ không thể nào mãi mãi đủ tiền mua nhà họ ở hay mua bảo hiểm sức khỏe- health insurance, hay tiền hưu trí ( nghỉ hưu ) thỏai mái khi họ nghỉ hưu.
Một hiện tượng phiền muộn hơn nữa, do nhà tư bản hiểm nguy - venture capitalist Peter Thiel và nhà kinh tế học Tyler Cowen xác định, là những lợi lộc của những làn sóng gần đây nhất của sáng kiến kỷ thuật, đã tích lũy một cách không cân xứng, chỉ đến cho những thành phần xã hội tài năng và có học vấn tốt đẹp nhất. Hiện tượng này giúp tạo ra tăng trưởng đồ sộ bất bình đẳng ở Hoa Kỳ thế hệ vừa qua. Năm 1974, một phần trăm gia đình chóp bu đem về nhà 9% GDP. Đến năm 2007, tiền đem về nhà này tăng lên đến 23.5 % !
Chánh sách thương mãi và thuế khóa có thể gia tốc khuynh hướng này, nhưng chính danh thủ phạm là kỷ thuật. Ở những giai đọan đầu của công nghệ hóa, thời đại của tơ sợi, than đá , thép và động cơ nổ bên trong, những lợi lộc của đổi thay kỷ thuật hầu như luôn luôn chảy xuống theo những cách có ý nghĩa làm ra công ăn việc làm. Nhưng đây không phải là một luật của thiên nhiên. Như nhãn hiệu “Thời đại của máy móc thông minh – smart machines” nhà học giả Shoshana Zuboff đưa ra, ngày nay chúng ta đang sinh sống trong một thời đại mà kỷ thuật mỗi ngày mỗi thêm khả năng thay thế nhiều chức năng con người, nhiều hơn và cao hơn. Mỗi tiên tiến lớn lao của Thung Lũng Silicon Valley tuồng như có nghĩa là một mất mát của công ăn việc làm kém lành nghề - thông thạo, khéo léo, một khuynh hướng có vẻ như chưa muốn sớm chấm dứt .
Bất bình đẳng đã luôn luôn hiện diện, thành quả những khác biệt tự nhiên về tài năng và cá tính. Thế nhưng thế giới kỷ thuật ngày nay lại càng làm phóng đại rộng lớn hơn những khác biệt này. Trong xã hội nông nghiệp thế kỷ thứ 19, ai có biệt tài về Tóan học họ cũng không có nhiều cơ hội kiếm lợi nhờ tài năng của họ. Ngày nay, họ đã có thể trở thành những pháp sư tài chánh – financial wizards hay các kỷ sư phần mềm –software và đem về nhà, một tỉ lệ lớn hơn bao giờ hết, nguồn giàu có quốc gia.
Thừa tố khác phá ngầm lợi tức giới trung lưu các nước đã phát triễn là tòan cầu hóa- globalization. Phí tổn chuyên chở và truyền thông hạ thấp và việc đi vào lực lượng họat động toàn cầu của hàng triệu người mới ở các nước chậm tiến – đang mở mang, cách họat động của giới trung lưu xưa cũ ở các nước đã mở mang, có thể thực thi rẽ tiền hơn nhiều ở các nơi khác. Dưới hình thức một mô hình kinh tế, đặt ưu tiên cho tối đa hóa lợi tức tổng hợp, thật không tránh khỏi công ăn việc làm xuất xứ, đi ra khỏi nguồn ( khỏi nước ) – outsourcing.
Ý kiến và chánh sách thông minh hơn có thể giảm mức thiệt hại. Đức Quốc đã thành công bảo vệ được một phần có ý nghĩa căn cứ công nghệ mình và lực lượng lao động công nghệ, ngay cả các công ty Đức vẫn duy trì cạnh tranh thắng lợi tòan cầu. Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, mặt khác đã sung sướng ôm chồm lấy chuyễn tiếp qua nền kinh tế dịch vụ hậu công nghệ. Thương mãi tự do trở thành một lý thuyết, ít hơn là một ý thức hệ: khi thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cố gắng trả đủa bằng những trừng phạt thương mãi chống lại Trung Quốc đang cố giữ cho đồng tiền tệ Tàu dưới giá thật sự, khinh khi buộc tội Trung Quốc là theo chủ thuyết bảo vệ mậu dịch- protectionism , cho rằng sân banh đã được san bằng rồi.
Hiện nay, có rất nhiều phát biểu hân hoan về những kỳ quan của nền kinh tế tri thức – knowledge economy và trước sau gì các công ăn việc làm dơ bẩn, nguy hiểm của chế tạo công nghệ, cũng sẽ không tránh khỏi bị các nhân công học vấn cao, làm ra các điều sáng tạo và thích thú, thay thế. Đúng là một màn voan mỏng thín che các sự kiện cứng rắn của việc vất bỏ đi công nghệ hóa – deindustrialization. Điểm này bỏ qua sự kiện là những lợi lộc của trật tự mới, tích lũy theo một tỉ lệ không cân xứng cho một số rất nhỏ dân gian thuộc các ngành tài chánh và cao kỷ - high technology, những quyền lợi hiện chủ trì các báo chí thông tin và nói chuyện chánh trị tổng quát.
Phe Tả Vắng mặt
Một trong những đặc điểm đáng băn khoăn nhất sau cuộc khủng hỏang kinh tế là cho đến nay, chủ nghĩa dân túy mang cơ bản là một dạng hửu phái chứ không phải một dạng tả phái.
Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ , dù cho Đảng Trà chống ưu tú – antielitist từ chương khi khoa trương, các thành viên đảng bỏ phiếu cho các chánh trị gia bảo thủ, phụng sự quyền lợi của các nhà ưu tú tài chánh và tổ hợp công ty mà đảng tuyên bố là đáng ghét. Có nhiều giải thích cho hiện tượng này. Gồm có một tin tưởng ăn sâu vào cơ hội bình đẳng hơn là bình đẳng lợi tức và sự kiện là các vấn đề văn hóa, tỉ như phá thai và quyền mang sung ống, đã cắt ngang các vấn đề kinh tế.
Nhưng lý do sâu đậm hơn nữa khiến cho phái tả căn bản dân túy rộng rải đã không cụ thể hóa được là vấn đề trí thức. Mấy chục năm qua, kể từ khi không một ai ở phái tã đã đủ khả năng để phát âm rỏ ràng, trước hết là một phân tích mạch lạc cái gì đã xảy ra cho cơ cấu những xã hội tiên tiến khi chúng trải qua nhiều thay đổi và thứ hai là một lịch trình thực tế đem lại hy vọng nào đó bảo vệ được một xã hội giai cấp trung lưu.
Khuynh hướng chánh ở suy tư phe cánh tả hai thế hệ vừa qua, đã là thẳng thắn nói, rất tai hại cho, hoặc những khung cảnh quan niệm hoặc những dụng cụ động viên được quần chúng. Chủ nghĩa mác xít đã chết nhiều năm rồi, và vài kẻ tin tưởng xưa cũ vẫn còn hiện diện đã sắp phải vào trại dưỡng lảo. Phe tả hàn lâm thay thế chủ nghĩa mác xít bằng hậu cận đại – postmodernism, đa văn hóa – multiculturalism, thuyết nữ quyền, lý thuyết chỉ trích và một lọat những khuynh hướng trí thức khác manh mún, tụ điểm vào văn hóa hơn là vào kinh tế.
Chủ nghĩa hậu cận đại khởi sự bằng ruồng bỏ khả dĩ bất cứ một kể chuyện chủ yếu nào của lịch sử hay xã hội, xén bớt ngay quyền lực mình, như thể là một tiếng nói của đa số công dân có cảm tưởng là bị các nhà ưu tú mình phản bội. Chủ nghĩa đa văn hóa phê chuẩn tình huống nạn nhân của hầu như mọi nhóm ngòai chủ nghĩa mình. Không thể nào tạo dựng lên một phong trào khối lượng tiến bộ trên sự liên minh trăm thứ bà giằn như thế: đa số công dân giới lao động và giới trung lưu là nạn nhân của hệ thống văn hóa bảo thủ và sẽ bối rối được nhìn chung với hiện diện đồng minh như vậy.
Dù cho những giải thích lý thuyết nằm dưới lịch trình tả phái thế nào đi nữa, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu lòng tin cậy. Suốt hai thế hệ vừa qua, dòng chánh tả phái đã theo một chương trình xã hội dân chủ trọng tâm vào việc quốc gia cung cấp một lọat dịch vụ, tỉ như lương hưu trí, săn sóc sức khỏe và giáo dục. Kiểu mẩu này nay đã kiệt sức : phúc lợi nhà nước – welfare states trở nên quá lớn, thư lại, không mềm dẻo; chúng thường bị ngay những tổ chức quản trị chúng chiếm đọat xuyên qua các nghiệp đòan khu vực công, và quan trọng nhất là chúng không còn vững bền được nữa vì dân gian càng già tuổi thêm, hầu như ở bất cứ nơi nào của thế giới đã mở mang. Cho nên, khi các đảng xã hội nắm được chánh quyền, họ không còn mong muốn làm ra cái gì hơn là quản lý phúc lợi nhà nước lập ra cách đây hàng chục năm. Không còn ai có một lịch trình khích động, mới mẽ vây quanh để tập hợp khối đông.
Một ý thức hệ cho tương lai
Hãy tưởng tượng, một lúc thôi, một người viết văn không tiếng tăm ngày nay ở gác xép nào đó, cố gắng phác họa một ý thức hệ cho tương lai, có thể cung cấp một lối mòn thực tế tiến về một thế giới có những xã hội giới trung lưu lành mạnh và các nền dân chủ vạm vỡ. Vậy chớ ý thức hệ sẽ như thế nào đây ?
Ít nhất nó sẽ có hai thành phần, chánh trị và kinh tế. Trên phương diện chánh trị, ý thức hệ mới sẽ cần tái khẳng định thế thượng phong của các chánh trị dân chủ trên kinh tế và hợp pháp hóa một lần nữa chánh quyền , như thể một biểu hiệu của quyền lợi công cọng. Nhưng lịch trình họ đưa ra để bảo vệ đời sống trung lưu, không thể đơn giản dựa trên những cơ chế hiện hửu của phúc lợi nhà nước. Ý thức hệ sẽ cần được cách nào đó tái họa kiểu khu vực công, giải phóng nó khỏi phụ thuộc vào các tay cầm cọc ( nắm giữ tiền cược ) – stakeholders hiện hửu và sử dụng các phương thức mới mẽ kỷ thuật nắm quyền, hầu cung cấp dịch vụ .
Trên phương diện kinh tế, ý thức hệ không thể bắt đầu bằng việc tố cáo chủ nghĩa tư bản như thể khi chủ nghĩa xã hội lỗi thời, xưa cũ vẫn còn là một thay thế sống động. Nó phải hơn một lọai chủ nghĩa tư bản đang trong tình thế hiểm nghèo mà ở mức độ chánh phủ phải giúp đở các xã hội điều chỉnh lại cùng thay đổi. Tòan cầu hóa phải được xem không phải là một sự kiện đời sống không lay chuyễn được nữa mà là một thách thức , một cơ hội cần được kiểm sóat cẩn thận trên phương diện chánh trị. Ý thức hệ mới sẽ không xem các thị trường là một cứu cánh riêng cho chúng; thay vào đó ý thức hệ phải đánh giá thương mãi tòan cầu và đầu tư đến một mức độ chúng góp phần cho giới trung lưu phồn thịnh, không phải chỉ cho mức giàu có tập hợp quốc gia.
Tuy nhiên, không thể tới được điểm này mà không cung cấp chỉ trích nghiêm trọng và bền lâu cho xây dựng của kinh tế học tân cổ điển cận đại – modern neoclassical, khởi sự bằng các giả thiết, tỉ như sự tự chủ của ưa thích cá nhân, xem lợi tức tập hợp- aggregated incomes là một đo lường chính xác của thịnh vượng quốc gia. Chỉ trích này sẽ phải lưu ý là các lợi tức dân gian không đương nhiên biểu hiệu các góp phần thật sự của họ vào xã hội. Tuy nhiên, chỉ trích phải đi xa hơn nữa và công nhận là ngay khi các thị trường lao động hửu hiệu, phân phối tự nhiên các tài năng không đương nhiên là công bằng và cá nhân không đương nhiên là những cá thể tự chủ mà là những thể nhân được những xã hội bao quanh chúng tạo hình nặng nề.
Phần lớn các ý kiến này đã được trình bày rời rạc khá lâu rồi, nhưng nhà văn xòang xỉnh sẽ phải thu góp chúng vào một gói hàng mạch lạc. Ông hay bà nào đó cũng phải cố tránh vấn đề “ gửi lầm địa chỉ”. Chỉ trích tòan cầu hóa sẽ phải cột chặc vào chủ nghĩa quốc gia, như là một chiến lược động viên theo cách định nghĩa quyền lợi quốc gia phức tạp hơn,chẳng hạn, các chiến dịch “Mua Đồ Mỹ- Buy American” của các nghiệp đòan Hoa Kỳ. Sản phẩm có thể là tổng hợp các ý kiến từ phe tả lẫn phe hửu, tách rời khỏi lịch trìng các nhóm thứ yếu ngọai vi, nay làm thành phong trào tiến bộ hiện hửu. Ý thức hệ phải là dân túy; thông điệp sẽ bắt đầu với một chỉ trích các kẻ ưu tú đã giúp cho các lợi lộc của nhiều người phải hy sinh cho vài người và một chỉ trích các chánh trị tiền bạc – money politics , đặc biệt ở Hoa Thịnh Đốn- Washington , tràn ngập lợi lộc cho kẻ giàu có.
Nguy hiểm bẩm sinh trong một phong trào như thế thật đã quá rỏ rằng: một cuộc rút lui của Hoa Kỳ, đặc biệt từ chủ trương một hệ thống tòan cầu cởi mở hơn, sẽ gây ra những phản ứng bảo vệ mậu dịch ở nơi khác. Trên nhiều phương diện, cách mạng Reagan- Thatcher đã thành công, đúng như các nhà đề nghị nó mong muốn, đem lại một thế giới mỗi ngày mỗi thêm tranh đua, tòan cầu hóa, không động chạm nhau nữa. Dọc đường, nó phát sinh giàu có lớn lao, tạo nên khắp thế giới đang mở mang những giai cấp trung lưu bừng dậy và theo vết chân này, dân chủ lan tràn. Rất có thể là thế giới đã mở mang đang ở đỉnh nhọn một lọat đột phá kỷ thuật, sẽ không những tăng hiệu năng mà còn cung cấp công ăn việc làm đầy ý nghĩa cho một số lớn dân gian trung lưu.
Nhưng đây là một niềm đức tin hơn là một phản ảnh thực tế dựa vào kinh nghiệm của 30 năm vừa qua, nhắm vào một hướng đối ngược. Thật vậy, có vô số lý do để nghĩ rằng bất bình đẳng sẽ tiếp diễn tệ hại hơn. Việc giàu có tập trung hiện hửu ở Hoa Kỳ đã trở thành tự cũng cố: như nhà kinh tế học Simon Johnson đã biện cứ , khu vực tài vhánh đã dùng ảnh hưởng vận động hành lang của mình để tránh những dạng điều hành đắt tiền hơn. Các trường học cho kẻ khá giả tốt hơn bao giờ hết; còn các trường cho mọi người khác tiếp tục hư hỏng đi. Kẻ ưu tú trong mọi xã hội sử dụng việc gia nhập tốt hơn vào hệ thống chánh trị bảo vệ quyền lợi họ, vắng mặt một động viên dân chủ tác dụng đối lập , hầu sửa chửa lại tình thế. Giới ưu tú Hoa Kỳ cũng không là ngọai lệ.
Tuy nhiên, động viên sẽ không xảy ra, khi các giới trung lưu của thế giới đã mở mang vẫn còn mê mệt lối kể chuyện của thế hệ quá khứ: là quyền lợi của họ sẽ được cung phụng tốt đẹp hơn bằng những thị trường mãi mãi tự do hơn và quốc gia nhỏ bé hơn . Lối kể chuyện thay thế đã có đây rồi, nhưng còn chờ đợi khai sinh.
( Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ , ngày 29 tháng giêng năm 2012 )