TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Bệnh nói láo
 
Lên mạng ngày 1/6/2011

Bệnh Nói Láo
 
Không biết hai chữ ‘Nói Láo’ xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ? Hiện trong dân ca có bài ‘Lý Nói Láo’ như thế này: ‘Ngồi buồn nói chuyện láo thiên. Hồi nhỏ tôi đi khiêng ông trời. Ra đồng thấy muỗi bắt dơi. Bọ hung làm giỗ, nó có mời ông voi…’. Và có bài ‘Vè Nói Láo’ thật linh hoạt: ‘Nói láo không ai dám bì. Đi ngang cái biển Ô Kì. Tàu Tây nó chạy nắm thì một tay…’ Theo hồi ký của giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê thì bài Lý Nói Láo xuất phát từ miền sông Hương núi Ngự có từ thời Chúa Nguyễn thống lĩnh vùng phía nam. Còn bài Vè Nói Láo nguồn gốc tại vùng đồng bằng sông Cửu Long từ thời Pháp thuộc.   
Bệnh Nói Láo phát sinh từ đâu? Nguyên do là từ não bộ! Trong não bộ ở phần trung tâm não phía dưới tập hợp một nhóm tế bào thần kinh phát động tâm tính gây nên hành động là “Limbic System”(Limb tiếng Latin có nghĩa là tay chân). Khi tay chân hành động sai lệch là do đầu óc phát sinh dòng lưu chất từ trong “tâm” điều khiển miệng, lưỡi, tay, chân… biểu hiện ngôn ngữ ngôn ngữ không đúng với sự thực và việc làm trái với đạo đức xã hội mà cố tình né tránh không chịu nhận những gì mình đã làm là triệu chứng của ‘bệnh nói láo’.
Một cơ thể bình thường nhưng khi dùng thuốc kích thích thần kinh quá độ lâu ngày cũng gây nên hiện tượng bất thường của vùng limbic system hậu quả làm chuyện sái quấy mà cố tình dấu nhẹm đó là bị… bệnh nói láo. Nhà phân tâm học nhất là nhân viên trong ngành tư pháp khẩn quản yêu cầu người được phỏng vấn hãy trình bày hết sự thật đã hành động mà lâu nay đã cố tình dấu nhẹm. Có lúc tự nhiên người được phỏng vấn chuyển ý cởi bỏ bệnh nói láo ngay tại chỗ. Nhưng đa số những người mắc bệnh nói láo cố dấu nhẹm trong thâm tâm.
Trước đây tôi có những người quen biếu cho tôi những dĩa thâu lại những buổi nói chuyện của các tu sĩ ở chùa Quằng Pháp (Hốc Môn). Trước khi theo Phật pháp tu hành thì họ là những người chuyên môn cướp bóc giựt dọc trên xe lửa, xe đò, Bắc Mỹ Thuận, chổ đông người… kể lại hoàn toàn chuyện có thật trong đời của họ mà xưa nay chưa hề tiết lộ cho ai biết. Nhà Phật gọi là Sám Hối. 
Cách đây trên 10 năm chuyện xãy ra tại California, khi một người nam phạm tội hình đã cướp đi mạng sống của những người khác phái sau khi gặp gở. Khi ấy quan toà cần người này nói rõ là hành động bao nhiêu lần như thế bằng cách bảo ông ta cứ nói hết thì sẽ giữ nhịp tim cho đập bình thường đến khi nào trái tim tự ngừng đập. Thì ông ta bèn khai là đã hành động tất cả 33 lần như thế.      
Khi bảo là bệnh thì có cách trị ngay như bệnh nhiểm vi trùng gây mũ thì có thuốc kháng sinh, bệnh cảm cúm do siêu khuẩn tác hại thì có thuốc ngừa cảm cúm… Còn bệnh nói láo do tâm não phát sinh hành động trái với sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, thì nên tự hồi tâm sửa đổi, không có thuốc nào trị cho được.
Dĩ nhiên ngành tâm lý học có rất nhiều cách để giúp giải toả cho bệnh nói láo. Khi đã lỡ hành động sái quấy trầm trọng không thể can đảm nói lên hết sự thật thì có tôn giáo luôn luôn mở rộng tình thương bao la vô tận, lòng vị tha vô bờ bến, ‘Rửa tội’ hay ‘sám hối’ là dịp tự hối cải và tự sửa đổi khi không thể thố lộ cùng ai. Một điều răng trong tất cả tôn giáo là “không nói dối”.
     
BS Trần V Diên NLSCT 70-73 (CT) ngày 30/5/2011
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 791955 visitors (2092560 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free