TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Cây Hoa Chuông
 
Lên mạng ngày 8/9/2011

Cây Hoa Chuông
Spathodea campanulata
----------------------------------------------------------------------------------Bùi Tho


Cho đến nay tên dành cho loài hoa này được gọi theo cách mô tả hình dạng, màu sắc của hoa nên  ta  đã có các tên sau:  Chuông đỏ , chuông vàng, sò đo cam…Ngoài ra còn có những tên  :  Hồng Kỳ, Hoàng đế…và mới đây được nghe thêm tên : Đỉnh Phượng Hoàng..



Hai cây trồng cùng năm
Cây có tên Khoa học là Spathodea campanulata  Bauv. họ thực vật : Bignoneaceae, có nguồn gốc từ Phi Châu vì hoa giống như Hoa Tulip nên còn có tên là African tulip, tulip tree..
Về cái tên thường dùng SÒ ĐO CAM, tôi hơi thắc mắc điểm này bởi vì chữ Cam là cho biết màu sắc giữa đỏ và vàng  rồi ,  còn chữ Sò Đo xuât phát từ đâu? Là tên cây?tên sắc mộc của Việt Nam? và tôi đã   nhờ một vì cao niên của ngành Lâm học để xin giúp đỡ thì cũng được biết là trong danh mục cây rừng VN không có cây Sò đo.
        Tra cứu trong sách Cây Cỏ VN của Gs Phạm Hoàng Hộ thì có cây Thiết Đinh Lá Bẹ (Markhamia stipulata ) còn gọi là Lo Đo, Tho đo. Cùng họ thực vật là Bignoneaceae (họ Quao) cây cho hoa đầu ngọn thành chùm đứng thẳng hoa thưa màu đỏ tím .
  
1*   Như vậy theo tôi khi mới du nhập Cây hoa  này  vào VN người ta thấy giống cây  Lo Do , Tho Lo vì cho hoa màu cam nên gọi là Tho Lo Cam ?   từ đó đọc trại ra thành Sò Đo Cam ?
  
2 *        Cũng có thể vì hoa có dáng như con Sò  chúng ta biết  thường theo thói quen người ta  dựa vào dáng hoa mà đặt tên như :  loa kèn, móng cọp, hài tiên, …vì hình dáng hoa giống con sò có màu đỏ cam , để rồi có người  gọi là   hoa  Sò Đỏ Cam rồi do truyền miệng từ người này qua người kia mà đọc trại đi thành Sò Đo Cam?
                                    (Đây là những đoán mò của riêng tác giả, rất mong được sự bổ sung của quí vị)
 
Tìm hiểu thêm thấy rằng loại hoa này có các màu đỏ, cam còn có cả màu vàng nữa. .Cùng họ với loại cây trên ở rừng VN ta còn thấy cây Tho Lo cho hoa màu đỏ tím, còn cây Núc Nác (Oroxylon indicum vent.) thì cho hoa màu đỏ nâu…



So sánh lá
 
 Cây cho hoa màu đỏ cam đã được nhập vào Viêt Nam từ thập niên 1950 được trồng  ở Trảng Bom , Thảo Cầm Viên Sài Gòn và  một cây được nhắc đến nhiều ở chùa Quan Âm Đà Lạt .



Cây trồng 1 năm
 
 Gần đây nhiều nơi chọn  trồng theo đường phố  nhờ cây  phát triển nhanh,  có tàng lá rậm ,  lá xanh quanh năm và  cho mùa hoa kéo dài hơn  6 tháng , ngoài những ưu điểm trên  theo tôi một yếu tố  cần thiết để chọn loại này trồng theo phố thị là cây  ít khi đậu quả , còn nếu có  thì vỏ quả mỏng như chiếc lá,  đến khi nứt tét hạt mỏng nhẹ bay trong gió  nên khi rơi rụng dể quét dọn và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến việc đi lại với người và xe cộ , chúng ta hãy tưởng tượng đến trường hợp những quả Cây Viết, cây Bàng, hạt Phượng Vĩ, Dầu… rơi vãi trên măt đường trong mùa mưa,  nếu người đi bộ giẫm đạp hay bánh chiếc xe gắn máy cán phải thì có thể xảy ra té ngã là chuyện thường tình.… hạt hoa chuông  nhỏ mỏng như giấy nên rất khó nẩy mầm trong điều kiện  tự nhiên  sẽ không làm khó khăn cho việc  quét dọn, cũng như không phải nhô’ bỏ , đào bứng cây con tự mọc như những cây khác.



Cây trồng 7 năm
 
Năm 1998 Công Ty Công Trình Đô Thị Bảo Lộc đem giống về  trồng một số cây dọc theo đường Trần Phú cạnh bờ hồ và trước văn phòng UBND thành phố ,  từ năm 2003 đã cho hoa trở thành một cảnh bắt mắt cho du khách có dịp ngang qua phố thị này , rồi từ đó cho đến nay loại cây này được tiếp tục trồng thêm theo các tuyến đường nội thị .Phải chăng Bảo lộc đã chọn loại hoa này để tạo một nét đẹp riêng cho phố núi? Cái hay của nó là mùa hoa thường rộ vào cuối năm trùng vào tết Dương Lịch , tết Nguyên Đán cũng là thời gian thường tổ chức Lễ Hội Văn Hóa Trà và Festival hoa Đà Lạt, như là một sự đón chào đối với những sự kiện hệ trọng trong năm của tỉnh Lâm Đồng…. gần đây thị trấn Di Linh, Đức Trọng và ngay cả hành lang đường cao tốc Liên Khương Đà Lạt hoa chuông đã được chọn trồng hoa đỏ cũng đã bắt đầu hé nở. Trong tháng 9-2010 có dịp ngang qua  Đa Hoai ( Madaguoil) thị trấn cửa ngỏ của Lâm đồng tiếp giáp với Đồng Nai hoa chuông đỏ cũng mới được trồng theo đoạn đường của Quốc lộ 20 ngang qua thị trấn vừa được nâng cấp. Như vậy chẳng bao lâu nữa với dáng cây tàng dù rậm lá mang thảm hoa đỏ cam sẽ là hình ảnh quen thuộc đối với du khách đi lại tuyến đường Sài Gòn –Đà Lạt.
Trên các tuyến đường trong nội thành Bảo Lộc  có trồng hoa chuông,  nếu tinh ý sẽ thấy có khác biệt  trong một hàng cây cao lớn thỉnh thoảng  lại xuất hiện một vài cây nhỏ thấp dù rằng chúng đều cho hoa như nhau, ý nghĩ đầu tiên là việc dinh dưởng của các cây không đồng đều hoặc do bệnh hoạn ..Thực sự không phải như vậy.
Từ một anh bạn , biết tôi thích cây hoa gửi về  một số quả do tự thu lượm được, trong đó một quả Hoa chuông và tôi đã ương thành công thời gian ở vườn ương cây cao cỡ 80cm , một số cây đầu tiên được đem trồng  tại chùa Huệ Lâm ở đầu đèo Bảo Lộc thì đến tháng 11 năm đó thầy trụ trì gọi điện bảo tôi xuống xem cây đã cho hoa, quá bất ngờ vì  thời gian trồng mới chỉ 6 tháng .Khi đến nơi thấy cây cao chưa được 1, 5 mét ngay đầu ngọn là một chùm hoa , trong lúc đó cũng loại cây này công ty công trình đô thị Bảo lộc trồng khoảng 1998 dọc đường Trần Phú theo bờ hồ ,    đến 2003 cây to và cao trên 5 m mới cho hoa. Tôi vẫn nghĩ có lẻ chỉ đột biến ở cây này thôi,  cho đến khi trở lại vườn ương của Công Trình Đô Thị thì mới rỏ là không phải đột biến , vì hàng loạt các cây mà nơi nầy lấy cây giống từ vườn ương của tôi đều ra hoa như thế. Vậy là từ lúc gieo ươm , trồng đến ra hoa chỉ có 16-18 tháng.
     . Đến nay   đã qua mười mùa hoa , thông thường mùa hoa bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau, nhưng trên các đường phố Bảo lộc bây giờ chúng ta thấy lúc nào cũng thấy hoa đỏ tưởng như rằng hoa nở quanh năm.Việc ra hoa liên tục như thế có thể do 2 giống trồng đan xen lẫn nhau,  và có cả những cây hình như trổ hoa quanh năm nữa .
Qua theo dõi  thấy có khác biệt giũa 2 giống dù chúng được trồng cùng một lần , như sau :
1-      Về thân,  tàng lá; một loại phát triển nhanh, cành nhánh vượt cao, tàng lá không có dạng cố định, chưa đầy năm trồng gốc cỡ 15-20 cm ngọn có thể chạm đến các đường dẫn điện cao cỡ 7-8 m.,  thường tét gảy khi có gió mạnh và ngay cả việc tét gảy tự nhiên do trọng lượng của lá,  nên phải xén tỉa liên tục cho nên cho dạng tàng không giống nhau
    . Loại kia,  cây nhỏ nhắn hơn, một năm trồng gốc cỡ 8-10 cm cao cỡ 1, 5m cành            nhánh ngắn nhỏ  có dạng tàng dù
2-      Về lá hình dạng như nhau nhưng lá của lọai cây cao to lớn hơn, màu xanh đậm,  trong lúc lá của loại kia nhỏ hơn lá có màu ửng vàng.
3-      Thời gian ra hoa:  loại cây cao to cho hoa từ năm thứ 3, loại cây nhỏ cho hoa sau 18 tháng kể từ lúc gieo ươm
Nếu có dịp đi lại trên những  đường phố này ta sẽ phân biệt bằng dáng thấp cao, bằng cả việc xén tỉa thừơng xuyên , bởi vì loại cây cao to phát triển rât nhanh do đó  dạng tàng không giống nhau, trong lúc những cây nhỏ thấp lại có dạng tàng tương tự như nhau  xuất phát từ cây hoa .sớm nên phát nhánh sớm, nhánh nhỏ và ngắn nên  tạo tàng ổn định .
                Thiết nghĩ việc trồng cây theo phố thị trước đây vừa tạo cảnh quan vừa nhu cầu bóng mát, nhưng trên đà phát triển ,  nhà cữa thường là loại nhà có lầu hoặc cao tầng ánh nắng đã bị che chắn nhiều , nên bây giờ  theo đường phố việc trồng cây xanh mang tính trang trí mỹ quan nhiều hơn là che bóng thêm vào đó hệ thống dây dẫn điện vẫn còn giăng mắc việc chọn cây trồng cần phải phù hợp với điều kiện độ cao để không dẫn đến sự chặt đốn xén tỉa vừa tốn công vừa  mất mỹ quan chung . Do đó nếu chọn loại cây hoa này để trồng thì hãy chọn loai cây thấp cho hoa sớm sẽ thích hợp hơn. .
***
 
 

4 người ngồi là Giáo Sư trường NLS Bảo Lộc. Tác giả ngồi số 1 từ trái sang phải.
 
 
Địa chỉ :    Bùi văn Tho
                 37 nguyễn văn Trỗi   -
                 phường 2 - TP Bảo Lộc
                                      Lâm Đồng
Đt:  0633863853   - 0975186105
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780467 visitors (2070162 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free