TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Các giống lúa VN
 
Lên mạng ngày 21/4/2010

Các Giống Lúa Trồng Ở Việt Nam 
Dr.  Nguyễn Văn Ngưu
 
Vài hàng về tác giả: TS Nguyễn Văn Ngưu, vốn sv trường Cao Đẳng NLS SG,  gia nhập cơ quan Lương Nông Quốc Tế (FAO) tại Rome từ 1991 (dưới thời GS Tôn Thất Trình ở chức vụ Chánh Chuyên Gia phụ trách Lúa Gạo Thế Giới). Năm 2004, TS Ngưu thay thế chức Chánh Chuyên Gia Lúa Gạo Thế Giới, thay thế TS Trần Văn Đạt về hưu (TS Đạt thay thế GS Trình chức này khi GS Trinh về hưu năm 1995). Như vậy, trong lịch sử FAO, 3 vị Chuyên Viên Cao Cấp nhất phụ trách lúa gạo thế giới là người Việt Nam lảnh đạo liên tục từ 1980 đến 2009.


Những giống lúa trồng ở Việt Nam ngày nay là kết qủa của một công trình lâu dài của các công việc thuần hóa, du nhập, tuyển chọn và cải thiện do nông dân và các nhà nghiên cứu. Hạt lúa chứa các gen hay nguồn di truyền (genes) quyết định các đặc tính của cây lúa như năng suất (yield), thời gian sinh trưởng (growth duration), khả năng kháng (resistance) hay chịu (tolerance) các côn trùng, bịnh, và các trở ngại do thời tiết và đất đai; và phẩm chất (quality) của hạt lúa. Do đó nông dân và các nhà nghiên cứu Việt Nam và các nước khác đã bỏ ra nhiều công sức và thời gian để tuyển chọn và cải thiện các giống lúa để trồng. Như được viết trong các chương trước, từ ngày lập nước cho đến khi chương trình Nam Tiến được kết thúc trong thế kỷ 18, người Việt Nam đã du nhập nhiều giống lúa từ China, Champa, và Cambodia để tuyển chọn và trồng.

Lúa gạo là thức ăn quan trọng của dân chúng của thế giới. Do đó có nhiều tổ chức thế giới có các chương trình trao đổi và cải thiện các giống lúa. Nhờ qua các chương trình này nguồn giống lúa trồng ở Việt Nam ngày nay đã có giàu có hơn, tạo cơ sở cho Cách Mạng Xanh ở Việt Nam và qua đó năng suất và tổng sản lượng lúa của Việt Nam đã tăng nhanh để bảo đảm an ninh lương thực và giảm nghèo khó cho dân chúng trong những năm gần đây. Các giống lúa được trồng ở Việt Nam xưa nay có thể xếp vào ba nhóm chung (general group): các giống lúa cổ truyền (traditional) hay địa phương (local), các giống lúa mới (modern) hay cao năng suất (high yielding), và các giống lúa lai (hybrid)

Các Giống Lúa Cổ Truyền

Hiện nay tin tức (information) và tài liệu về các giống lúa cổ truyền (traditional) hay địa phương (local) được trồng ở Việt Nam vào các thời kỳ trước thế kỷ 19 đang có ít. Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay một số nhà nghiên cứu có viết về các giống lúa trồng ở Việt Nam tuy nhiên vẫn còn rất ít tin chính xác về thời gian mà các giống lúa được trồng. Với số tài liệu có được các giống lúa cổ truyền có thể xếp vào hai giai đoạn: trước thế kỷ 19 và từ thế kỷ 19 đến ngày du nhập các giống lúa mới hay cao năng suất.

Các giống lúa cổ truyền được trồng trước thế kỷ 19

Tin tức và tài liệu có được cho biết có lẻ con nguời sinh sống ở Việt Nam trong những năm đầu (thời kỳ Đá Mới, thời kỳ Đồng Thau và thời kỳ nước Văn Lang) trồng lúa Nếp. Các hạt lúa được tìm thấy ở vùng khảo cổ ở Gò Mun có tuổi carbon chừng 1,120 (+/- 100) năm trứơc CN thì tròn và ngắn (Sakurai, 1987) như các hạt lúa nếp (Hình số 1). Truyện dân gian Bánh Chưng và Bánh Dày cho thấy rằng lúa nếp đã được trồng nhiều trong thời kỳ nước Văn Lang. Hạt gạo của lúa nếp có thành phần Amylose rất thấp (Bảng số 1). Do đó sau khi nấu gạo lúa nếp trở thành xôi dẻo. Cái tính dẻo của xôi không thay đổi sau khi nấu chín. Xôi ăn thì no lâu, tuy nhiên gạo nếp không nở nhiều khi nấu. Những đặc tính của gạo lúa nếp và xôi thì rất thích hợp với điều kiện sinh sống trong những năm đầu (thời kỳ Đá Mới, thời kỳ Đồng Thau và thời kỳ nước Văn Lang) ở Việt Nam khi những dung cụ để lấy lửa và bếp núc còn thô sơ.

Bảng số 1 Thành phần Amylose trong hạt gạo của ba giống lúa nếp trồng ở Việt Nam ngày xưa (Nguyễn Thanh Thủy và Nguyễn Thị Hương Thủy, 1999)

Tên Giống

 
Thành phần Amylose
trong hạt gạo
(%)
Nếp Dậu Hương
Nếp Hoa Cái Vàng
Nếp Lý
3.5
3.5
3.5
 
Dân chúng Việt Nam có truyền thống nhớ ơn tổ tiên. Đa số nguời Việt Nam ngày nay vẫn còn có tục lệ lập bàn thờ trong nhà và họ tổ chức cúng để ghi nhớ ngày mà các tổ tiên, cha mẹ, anh em chết (death anniversary). Trong những ngày cúng xôi là một trong những món ăn chính mà nguời Việt Nam để trong bàn thờ để dâng hiến lên tổ tiên hay cha mẹ hay anh em đã chết. Ngày xưa các mẹ già Việt Nam được con gái của họ lo nuôi khi về già. Những người con gái hiếu thảo thường chọn từng hạt gạo nếp để nấu xôi cho mẹ ăn.
Mẹ già ăn chuối Bà Hương
An xôi nếp một, ăn đường mía lau
Năng suất của lúa nếp song le không cao. Với dân số tăng gia nguời Việt Nam trồng thêm lúa Tẻ có năng suất cao hơn để bảo đảm an ninh lương thực. giả thuyết (hypothesis) này được ủng hộ (support) bởi các tác giả như Bùi Huy Đáp (1985) và Trần Văn Đạt (2002). Lúa Tẻ (Hình số 1) có thể được trồng vào thời kỳ nước Văn Lang khi nguời Việt Nam biết trồng lúa nước.

Cima (1987) viết rằng vào thế kỷ thứ 6 trước CN người Việt Nam đã biết dùng thủy triều để tưới tiêu ruộng lúa. Người Việt Nam có thể có du nhập giống lúa Tẻ từ China trong thời kỳ nước bị China đô hộ để trồng.

Người China biết dùng trâu để làm đất và xử dụng cuốc cày để trồng lúa nước vào khoảng 3500 đến 3000 năm trước CN. Người Việt Nam củng có thể du nhập giống những giống lúa Tẻ từ Champa về để trồng trước ngày Công Chúa Huyền Trân lấy Vua Chế Mân của nước Champa (hay Chiêm Thành) trong năm 1314.

Ví dụ lúa Chiêm trồng trong các tháng Mười và Mười Một âm lịch ở các vùng đất trủng bị ngập sâu ở Đồng Bang Sông Hồng khi nước lụt bắt đầu rút đi. Các giống lúa Tẻ sớm trồng vào tháng Mười Một âm lịch và gặt vào tháng Hai âm lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên được gọi là lúa Ba Trăng.

Các giống lúa Tẻ củng được trồng trong mùa lúa Tháng 8 ở trên các vùng đất ở phía nam của đèo Hai Vân. Khi cuộc Nam Tiến đượctiếp tục vào đất của nước Chân Lạp (hay Cambodia ngày nay) ở Việt Nam còn có thêm các giống lúa mới, đặc biệt là các giống lúa nổi hay ngập sâu (floating rice).

Ở trên các mô đất cao hay trên đồi và trên núi, ngoài lúa Nếp ra, nông dân còn trồng các giống lúa Núi (Hình số 1). Vào thế kỷ 18 Ông Lê Qúy Đôn có viết về các giống được trồng ở Việt Nam như sau:
• Lúa Nếp: Đen, Lùn, và Mít (ở miền Bắc); Kỳ Lân, Suất, Hạt Cau, Hương Bầu, Ông Lão, Trâu, Bò, Mít, Râu, Măng, và Nhựa (ở miền Trung); Mướp, Mây, Than, Tre, và Sáp (ở miền Nam); và các giống lúa Nếp khác như Cái, Hoa Vàng và Tầm Xuân

• Lúa Tẻ: Thông, Hiên, Sải Đường, Bồ Lo, Thạch, Mang Hai, Bột, Đăng Sơn, Câu, Ba Trăng, Lốc, Hoa Giềng, Nàng Hai, Nghệ, Nấm, Vươn Cổ, Hùng, Cái Hạ Bạch, Gié Nước, Hom, Câu, Tám Canh, Tám Quảng, Tám Trâu, Tám Hom, Tám Sinh, Chiêm, Chiêm Di, Chiêm Vàng, Chiêm Dự, Mận Sơn, và Mận Đẻ (ở miền Bắc); Sú, Hẻo, Xung, Viên, Vụ 8, Ba Bả, Bát Ngoạt, Chăm Bọc, Chăm Xa, Chăm Hót, Chiêm, và Tám (ở miền Trung); và Mắc Cửi (ở Gia Định, miền Nam).
Các giống lúa cổ truyền được trồng sau thế kỷ 19

Hạt gạo của các giống lúa Tẻ (Bảng số 2) có thành phần Amylose cao hơn thành phần Amylose trong hạt gạo của các giống lúa Nếp (Bảng số 1). Gạo của các giống lúa Tẻ nở nhiều khi nấu nhưng cơm lại trở nên cứng sau một thời gian sau khi nấu. Hạt lúa của các giống lúa Tẻ có bề dài lớn hơn bề ngang hai lần (Bảng số 2).
Bảng số 2 Thành phần protein và Amylose trong hạt gạo, gel consistence, bề dài và bề ngang của hạt lúa của mot số giống lúa “Tẻ” cổ truyền (traditional) ở miền Bắc Việt Nam (Juliano và Villareal, 1993)
Tên giống
Protein
(%)
Amylose
(%)
gel cons-
istency
(mm)
Dài
(mm)
Ngang
(mm)
Dậu Đen Hà Nam
Dậu Đỏ Thái Bình
Dậu Hải Dương
Dậu Sớm Thái Bình
Dậu Trắng Muộn Thái Bình
Dị Đỏ Hải Phòng
Dị Hương Hải Phòng
Dị Sơn Tây
Dị Vàng Hải Dương
Dự Hải Dương
Dự Hương Hải Phong
Dự Thơm Hải Dương
Dự Thơm Thái Bình
Dự Vàng Nam Định
Gié (Dé) Hải Dương
Gié (Dé) Hiền Nam Định
Gié (Dé) Hoa Sơn Tây
Gié (Dé) Thanh Hóa
Gié (Dé) Thơm Hòa Bình
Gié (Dé) Xa Hương Hòa Bình
Lộc Hiền Thanh Hóa
Lộc Thái Bình
Lộc Thanh Hóa
Lộc Trắng Sơn Tây
Lộc Tròn Hà Tĩnh
Lộc Tròn Nghệ An
8.2
8.3
8.2
7.9
7.7
8.1
8.9
7.4
7.2
8.0
8.9
7.7
8.2
7.4
8.5
7.0
10.2
7.5
8.4
7.6
8.6
8.8
8.1
8.4
9.5
8.3
29.2
27.2
29.2
27.9
28.3
29.0
29.1
29.2
28.0
29.2
29.1
27.4
24.4
24.1
25.8
27.1
27.8
29.2
28.3
30.7
27.6
25.6
25.7
28.5
28.7
24.5
38
90
38
34
76
35
74
89
32
65
74
49
32
32
29
28
84
29
30
32
29
32
29
28
51
28
4.3
4.0
5.1
5.2
4.0
5.1
4.8
5.3
4.9
-
4.8
4.9
4.3
4.8
5.0
4.8
4.7
4.8
4.9
4.8
4.9
4.8
5.1
4.6
4.8
4.7
2.7
2.4
2.1
2.5
2.4
2.2
2.1
2.3
2.2
-
2.1
2.0
1.8
2.1
2.3
2.0
2.2
2.1
2.1
2.1
2.3
2.4
2.1
2.2
2.3
2.4
 
Một số giống lúa Tẻ cổ truyền trồng ở miền Bắc được Ông Lê Qúy Đôn báo cáo có tên chung như Chiêm (Chiêm, Chiêm di, Chiêm vàng, Chiêm dự) và Tám (Tám canh, Tám quảng, Tám trâu, Tám hom, Tám sinh).

Theo Bảng số 2, các giống lúa Tẻ cổ truyền được trồng ở miền Bắc có tên chung như Dậu, Dị, Dự, Gié (Dé), Lộc, Thơm và Hương. Lúa Chiêm được trồng vào cuối mùa mưa ở các vùng đất trủng bị ngập sâu ở Đồng Bằng Sông Hồng khi nước lụt bắt đầu rút đi trong các tháng Mười và Mười Một âm lịch.

Gần đây Nguyễn Hửu Nghĩa và các cộng tác viên đã viết nhiều về các nhóm giống lúa Thơm và Hương ở Việt Nam. Gạo của các giống lúa như Nàng Thơm Chợ Đào, Tám Thơm, Tám Xoan, Nanh Chồn, Tàu Hương, Nàng Hương, Móng Chim, Thơm Lùn, Thơm Sớm, Huyết Rồng, Ngự, Cúc Thơm, Dé An Cựu, Thái Thơm, Nếp Thơm, Nếp Than, Nếp Trắng, Nếp Cái Hoa Vàng, và Bake Dẻ tỏa một mùi thơm (aromatic, fragrant, scented) khi được nấu (Nguyễn Hửu Nghĩa và các cộng tác viên 2001).

Mùi thơm này là do chất 2-acetyl-1-pyroline trong hạt gạo. Thành phần chất 2-acetyl-1-pyroline trong hạt gạo cao trong các giống lúa có gen fgr. Chắc các từ như Tám, Dậu, Dị, Dự, Gié (Dé), và Lộc có ý nghĩa nào đó mà còn cần nghiên cứu để biết rỏ hơn, để dùng cái tài nguyên này cho chương trình tạo giống lúa trong tương lai. Trong năm 1917 Brenier có viết về một số đặc tính của 23 giống lúa cổ truyền được trồng ở một số tỉnh ở miền Nam trong những năm từ 1900 đến 1910 (Bảng số 3).

Theo các tài liệu của Nguyễn Văn Luật (1984), Nguyễn Thanh Thủy và Nguyễn Thị Hương Thủy (1999), và Nguyễn Hửu Nghĩa và các cộng tác viên (2001) các giống lúa cổ truyền sau được trồng trên các vùng đất ngập sâu và đất khô:
• đất ngập sâu ở DB Sông Cửu Long: Nàng Thơm, Cà Đung, Đốc Phụng, Móng Chim, Sóc Nâu, Vé Vàng

• đất ngập sâu ở TP Hồ Chí Minh: Nàng Thơm Đức Hòa

• đất khô ở Núi và Trung Du Bắc Bộ: Beo-Cai-Nac, Beo-Can-Cuu, Blao-dien, Blao-hung, Blao-lo-non, Ken-trang, Khau-ma-puong, Khau-mac-vai, Khau-nong-hay, Khau-nua-nuong, Khau-nua-tau, Khau-ray, Khau-ruoc, Khau-te-rau, Khau-tiep, Khau-vai, Lúa Lai-rai, Lúa Mo, Lúa Nếp Cạn, Lúa Tẻ Nương
Bảng số 3 Một số đặc tính các giống lúa được trồng ở miền Nam Việt Nam,
từ 1900 đến 1910 (Brenier, 1917)
Tên giống
Nơi trồng
Năng suất (kg/ha)
Hạt lúa
Hạt gạo
Bông Bưởi
Giống Bạc Liêu
Giống Trà Vinh
Thơm
Cà Tiên
Nàng Tây
Nàng Xiêm
So Sắt
Rã Chum
Tám Ruột Trắng
Bông Đỏ
Bông Dừa
Con Nhứt
Nàng Tôn
Sông Lớn
Bông Dừa
Cà Đung
Mống Tây
Cà Đung
Thẳng Bé
Dan
Bông Dừa
Thẳng Chét Nhỏ
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Châu Đốc
Châu Đốc
Thịnh Bien, Châu Đốc
Thịnh Bien, Châu Đốc
Thịnh Bien, Châu Đốc
Vĩnh Tường, Rạch Giá¸
Vĩnh Tường, Rạch Giá
Tân An
Tân An
Sa Đéc
Sa Đéc
Tân Khan, Sa Đéc
Cần Thơ
2,420
2,856
2,600
2,250
>2,304
2,412
2,156
2,838
2,869
>2,329
1,200
1,800
1,200
1,200
1,500
>2,600
>2,600
1,842
1,392
3,168
2,100
3,273
>2,100
Không có đuôi
Không có đuôi
-
Không có đuôi
Không có đuôi
Co duoi
Không có đuôi
-
có đuôi
Không có đuôi
-
-
-
-
-
-
-
Không có đuôi
Không có đuôi
-
-
-
-
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, tròn
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
Trắng, dài
-
Trắng, dài
Trắng, tròn
Trắng, tron
Trắng, tròn
Trắng, tròn
Trắng, tròn
Trắng, tròn
Trắng, dài
Trắng, tròn
Trắng, dài
• Lúa sớm: Puang-ngeon, Sa-mo-rằn, Lúa Xiêm, Nàng Cóc, Cà Đung Sớm, Lúa Tiêu, Lúa Nhum, Cà Đung Kết

• Lúa lở: Nàng Qướt, Ba Xuyên, Chim Nghệ, Cà Lây, Lúa Nối, Nàng Lai, Nanh Chồn, Mónh Chim, Nàng Mâu, Nàng Vu, Nàng Co Lở, Đốc Vàng

• Lúa mùa: Nàng Rà, Nàng Phiệt, Nàng Gồng, Nàng Co Mùa, Sóc Nâu, Trắng Nhỏ, Tàu Hương, Lúa Chùm, Lúa Soi, Lúa Mónh Chùm, Lúa Nhỏ, Chùm Mai, Chùm Mùa, Bông Sen, Cà Đung

• Lúa muộn: Lúa Sa Vút, Vé Vàng, Nàng Thơm, Tàu Chén.
Phân nhóm các giống lúa cổ truyền

Các giống lúa cổ truyền ở Việt Nam do đó thuộc vào nhiều nhóm khác nhau. Brenier (1917) xếp các giống lúa được trồng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 vào ba nhóm: lúa Nếp = Oryza sativa L. var glutinosa; lúa Tẻ = Oryza sativa L. var dura; và (c) lúa Núi = Oryza sativa L. var montagna.

Lưu Ngọc Trinh và các cộng tác viên (1995) báo cáo rằng 89 % các giống lúa được trồng ở Việt Nam thuộc nhóm indica, 9.5 % thuộc nhóm Japonica và 1.5% không phân nhóm được. Lưu Ngọc Trinh và các cộng tác viên (1995) củng báo cáo rằng 13.5 % các giống lúa thơm ở Việt Nam thuộc nhóm japonica.
• Các giống lúa thuộc nhóm indica được trồng nhiều trên các đất thấp (low altitude) ở các vùng có khí hậu nhiệt đới (tropical climate). Thành phần Amylose trong hạt gạo của các giống lúa thuộc nhóm indica thường cao hơn 20% (Juliano và Villareal, 1993). Hạt lúa của các giống lúa thuộc nhóm indica thường dài hẹp và dẹp và có tỷ số dài/ngang > 2.5.

• Các giống lúa thuộc nhóm japonica có khả năng chịu lạnh nên được trồng nhiều ở các vùng có khí hậu ôn đới (sub-tropical và temperate) hay ở các vùng đất cao (high altitude). Hạt lúa của các giống lúa thuộc nhóm japonica thường ngắn, tròn và dày, và có tỷ số dài/ngang < 2.5 (Matsuo et al., 1997). Thành phần Amylose trong hạt gạo của các giống lúa thuộc nhóm japonica thay đổi giữa 10% đến 22% (Juliano và Villareal, 1993).
Ở các vùng núi non ở Indonesia, Malaysia và Philippines nông dân thường trồng các giống lúa thuộc nhóm javanica hay tropical japonica. Người Champa có máu Indonesia và do đó các giống lúa được trồng ở các vùng núi miền Trung có thể thuộc nhóm javanica.

Các Giống Lúa Cao Năng Suất hay Mới

Các giống lúa mới hay cao năng suất được thu nhập từ Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (International Rice Research Institute – IRRI), Philippines vào Việt Nam trong các năm cuối của thập niên 1960s (Tôn Thất Trình, tin trao đổi; Trần Văn Đạt, 2002; Darymple 1986). Các giống lúa cao năng suất từ IRRI đã tạo cơ sở căn bản cho Cách Mạng Xanh ở Việt Nam. Song le, công trình tạo các giống lúa cao năng suất đã được xảy ra trước ngày IRRI được thành lập trong năm 1960.

Chương trình tạo các giống lúa cao năng suất trên Quốc Tế

Chương trình để cải thiện và tạo các giống lúa japonica cao năng suất ở Japan được lập trong thời kỳ Meiji và Taisho vì thiếu thức ăn (Kishibuchi, 1997). O China củng có các chương trình tạo các giống lúa cao năng suất rất sớm. Các chuyên viên China tạo ra các giống lúa lùn như Guangyeai, Zhaiyeqing, Xinfenghao, Qingerai, Guizhao, Guangqiuai and Erbalai bằng cách chuyển cái gen sd1 từ giống lúa Dee-geo-woo-gen vào các giống lúa củ (Kishibuchi, 1997).

Phần lớn các giống lúa cổ truyền ở Việt Nam và ở các nước Á châu thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, thường có những đặc tính sau: Năng suất ít hơn 5 tấn/mẩu tây; thân cao và dể ngã khi có bón phân; lá dài và uống cong, và phần lớn có quang kỳ tính (photoperiod sensitive).


Chương trình (project) quốc tế để cải thiện (improve) các giống lúa ở các nước Á châu thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới được Uy Ban Lúa Gạo Quốc Tế (International Rice Commission) của FAO lập trong thập niên 1950s. Việt Nam là một thành viên của Uy Ban này.

Qua chương trình này các nước hội viên lai các giống lúa thuộc nhóm japonica với các giống lúa thuộc nhóm indica. Chương trình này tạo các giống lúa cao năng suất như ADT ở Tamil, India; Malinga và Mashuri ở Malaysia; BPI-76 ở Philippines; và H-4 va H-5 ở Sri Lanka (Chandler, 1978).

Sau ngày IRRI được thành lập trong năm 1960 các chuyên gia của viện này tiếp tục chương trình tạo các giống lúa cao năng suất qua lai giống Dee-geo-woo-gen với giống Peta (một giống lúa cổ truyền ở Indonesia).

Một trong những dây (lines) của cặp lai (cross) Dee-geo-woo-gen và Peta được các chuyên gia của IRRI chọn và đặc tên là IR8 trong năm 1966 (Chandler, 1978). Giống IR8 còn được gọi là miracle rice. Giống IR8 có những đặc tính sau: Năng suất cao (có thể lên đến 10 tấn/mẩu tây); thân thấp/lùn (90-100 cm); không ngã (lodging) khi được bón phân; lá ngắn, đứng thẳng và có chiều rộng trung bình; tỷ số hạt/trấu = 1; và không có quang kỳ tính.

Du nhập và quảng bá và tạo các giống lúa cao năng suất ở Việt Nam

Giống IR8 và các giống lúa được tạo theo mô hình của giống IR8 được gọi là các giống lúa cao năng suất (HYV = high yielding varieties). Trong năm 1966, Trung Tâm Thí Nghiệm Lúa ở Long Định nhập một số hạt (seed) của giống IR8 và trồng thí nghiệm trên 2,000 mét vuông.
Đến khi gặt, giống IR8 cho ra năng suất 4 tấn/mẩu tây trong khi đó giống lúa cổ truyền cho ra năng suất 2 tấn/mẩu tây (Trần Văn Đạt, 2002).
Trong tháng 11 năm 1967 giống IR8 có tên là Thần Nông ở miền Nam Việt Nam (Tôn Thất Trình, tin trao đổi). Từ 1967 đến 1975, miền Nam Việt Nam nhập các HYV IR8, IR5, IR20, IR22, RD1 và IR26 để trồng. Diện tích lúa HYV ở miền Nam Việt Nam lên đến 900,000 mẩu tây trong năm 1975 (Bảng số 4).
 

Giống IR8 củng được đem ra trồng đại trà ở DB Sông Hồng và có tên là Nông Nghiệp 8. Trong năm 1977, rầy nâu (brown plant-hopper) phá hàng ngàn mẩu tây lúa ở miền Nam.

Chính phủ Việt Nam nhập 250 tấn hạt của giống IR36 từ IRRI trong năm 1978 (Darymple, 1986 va Khush et al., 1995). Trong năm 1981 giống IR42 được nhập vào để trồng trên các vùng đất mặn. Từ 1978 đến 1983, Việt Nam nhập 11 giống IRRI để trồng (Darymple, 1986).

Sau năm 1980, công trình tạo các giống HYV trong nước được đẩy mạnh. Các chuyên viên Việt Nam lai các giống HYV nhập với các giống địa phương có khả năng kháng bịnh và côn trùng cao hay có phẩm chất cao.

Từ 1975 đến 1995, có chừng 104 giống HYV được chính thức cho ra (released) để dân chúng toàn nước trồng; trong đó 64 giống HYV nhập và 41 giống HYV được tạo trong nước (Nguyễn Hửu Nghĩa, 1996).

Các giống HYV được tạo và cho ra để dân chúng trồng ở miền Bắc gồm có U7, C10, C15, NN75-1, NN75-6, Xuân Số 2, Xuân Số 5, N13, N28, N29 (Vũ Tuyến Hoàng, 1995). Giống CR203 (hay IR8423-132-6-2-2) được nhiều nông dân ở miền Bắc và bắc Trung Bộ trồng trong năm 1996 bởi vì giống này có năng suất cao và sức kháng bịnh cháy lá (blast) và rầy nâu cao (Nguyễn Văn Ngưu, 1996).

Để đẩy mạnh thâm canh và tăng số mùa lúa trồng trong một năm, nhất là ở DB Sông Cửu Long, viện nghiên cứu lúa ở đồng bằng này (CLRRI) đã cho ra một số giống lúa cao năng suất và chín rất sớm (90-95 ngày) như OM1490, OM1723, OM1706, IR50404, MTL145, MTL250, OMCS94, OMCS96, OM997, OM2031, OM1633, IR62032 (Bùi Bá Bổng, 2000).

Chương trình nhập các giống HYV để chọn và trồng được tiếp tục đẩy mạnh và trong những năm của thập niên 1990s và 2000s chương trình nhập giống bao gồm các giống lúa lai (xin xem phần dưới đây) và các giống có phẩm chất cao như Khao-Dawk-Mali 105, Basmati, vân vân.

Xem tiếp trang 2
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780461 visitors (2070086 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free