TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Hệ sinh thái san hô và thảm cỏ biển
 
Lên mạng ngày 5/7/2011

 HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ VÀ THẢM CỎ BIỂN                                     ĐẢO PHÚ QUỐC, VIỆT NAM
The ecosystems of coral reefs and seagrass beds in Phu Quoc Island, Vietnam
 
                       TS. Nguyễn Xuân Niệm
            PGĐ Sở KH&CN Kiên Giang
     (Nguyên Điều phối viên DA. UNEP)
 
Huyện Phú Quốc gồm khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 58.922 ha, trong đó đảo Phú Quốc với diện tích 56.726 ha, xã Thổ Châu gồm 8 đảo 1.395 ha, xã Hòn Thơm gồm 18 đảo 749 ha, xã Gành Dầu gồm 5 đảo 5 ha, xã Bãi Thơm gồm 7 đảo 47 ha, xã Cửa Cạn 1 đảo 0,3 ha. Đảo Phú Quốc với tọa độ địa 9045 vĩ độ Bắc và 103055’-104005’ kinh độ Đông thuộc vùng biển Tây Nam của tổ quốc. Đảo Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km, cách thị xã Hà Tiên 45 km và cách biên giới Campuchia (Tà Lơn) chỉ có 4 km. Chiều rộng nhất của đảo khoảng 25 km và nơi dài nhất khoảng 50 km, đảo có 99 ngọn núi với ngọn núi Chùa cao nhất ở độ cao 603 m. Quần đảo Phú Quốc với điều kiện tự nhiên của vị trí địa lý và môi trường tự nhiên đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái thích hợp như: Rừng ngập mặn ven biển, Rừng nguyên sinh trên đảo và đặc biệt là các hệ sinh thái biển độc đáo như: Rạn san hô và các thảm cỏ biển rất phong phú là nơi trú ngụ của các loài sinh vật biển rất đa dạng, trong đó có những loài sinh vật rất quý hiếm như: Bò biển, rùa biển, cá heo…có giá trị kinh tế, sinh thái vô cùng quan trọng.


          Trong khuôn khổ hợp tác của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Qũy môi trường toàn cầu (GEF) và các chính phủ tham gia dự án khu vực trên, gồm Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philippines, Thailand, Malaysia và Việt Nam. Dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan” (2005-2008) đã được tiến hành với mục tiêu chính là: Ngăn chặn xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan thông qua các hành động quốc gia ở mỗi nước với sự phối hợp chung của các quốc gia trong khu vực, tập trung các đối tượng chủ yếu là: Thảm cỏ biển, Rạn san hô, Thủy sản, Đất ngập nước, Rừng ngập mặn, Ô nhiễm môi trường đất làm thoái hóa các nơi cư trú của sinh vật biển…Việc thực thi Dự án “Điểm trình diễn Rạn san hô và Thảm cỏ biển tại Phú Quốc” là một dự án nhánh của Dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan”. Kết quả điều tra đánh giá về Rạn san hô và Thảm cỏ biển khu vực biển đảo Phú quốc đã thu được các kết quả như sau:
1.     Rạn san hô 

   
Các nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang (tháng 4-5/2006) ở 21 điểm nghiên cứu khảo sát đánh giá vùng Biển Phú Quốc, trong đó phía Tây Bắc đảo 3 điểm và phía Nam đảo 18 đã cho thấy sự phân bố và diện tích Rạn san hô chủ yếu tập trung ở xung quanh các cụm đảo phía Tây Nam quần đảo An Thới như: Hòn Bần, Hòn Thầy Bói, Hòn Đồi Mồi, Hòn Móng Tay, Gành Dầu, Mũi Ông Quới, Cửa Cạn,…với các loại san hô phân bố vùng ven các đảo chủ yếu thuộc kiểu dạng Rạn riềm không điển hình (Non-fringing reefs) và các loại san hô phát triển trên nền tảng đá, một số khu vực khác phát triển trên nền đáy cát như ở Hòn Vong, nam Hòn Mây Rút.


Tổng diện tích Rạn San hô tại vùng biển Phú Quốc là 473,9 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Phú Quốc với diện tích 362,2 ha (76%), diện tích lớn nhất ở khu vực Cửa Cạn 37 ha và nhỏ nhất là Hòn Bần 1,2 ha. Số liệu này đã cho thấy diện tích khảo sát lần này đã tăng lên rất nhiều so với trước đây (năm 2004 chỉ là 130,4 ha) vì có thêm những phát hiện mới về Rạn san hô ở các bãi cạn Hòn Kim Quy, bãi cạn Hòn Mây Rú,…


          Các nghiên cứu về đa dạng các loài và hệ sinh thái Rạn san hô cho thấy quần đảo Phú Quốc có thành phần loài tương đối đa dạng khá đặc trưng của vùng biển nhiệt đới cả về sự phong phú thành phần loài và độ che phủ của các hợp phần. Số liệu đã điều tra khảo sát được có tổng số 260 loài, trong đó 8 loài san hô mềm và 252 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 49 giống và 14 họ, trong đó Hòn Móng Tay 131 loài, Hòn Mây Rút và bắc Hòn Vong 126 loài, ở Hòn Rỏi 44 loài và Hòn Vang chỉ có 53 loài. Đặc biệt chủ yếu là các loài thuộc Rạn san hô cứng bắt gặp trên 80 loài các loại. Độ phủ trung bình của các loài san hô cứng ở đây đạt 44,5%, trong đó ở Hòn Bần có độ phủ cao nhất 82,5% và thấp nhất ở đông nam Hòn Mây Rút 27,2%, đáng chú ý là độ phủ của san hô mềm chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt từ 0-3,8%. Các giống San hô chiếm ưu thế là các giống: Porites, Acropora, Montipora, Echinopora, Diploastrea,… được ghi nhận là khá phổ biến, trong đó độ phủ của giống Porites chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5% xuất hiện ở Hòn Dừa, Hòn Thơm, Hòn Dâm,
… Về các loại Cá rạn san hô đã ghi nhận được 152 loài thuộc 71 giống và 31 họ các rạn san hô tại vùng biển Phú Quốc.


2. Thảm cỏ biển
          Các nghiên cứu của Viện Tài nguyên & Môi trường biển Hải phòng (5-6/2006) đã cho thấy Thảm cỏ biển ở đảo Phú Quốc 10.062 ha, tập trung chủ yếu ở các điểm Bãi Bổn 4.955 ha, Rạch Vẹm 859 ha, Bãi Thơm 454 ha, Bãi Vòng 313 ha, Vũng Trâu Nằm 262 ha, Đá Bạc 225 ha, Ông Đội 122 ha, Bến Đầm 100 ha,… Vị trí phân bố thảm cỏ biển ở đảo Phú Quốc được mô tả như sau:


          Đã phát hiện được 9 loài cỏ biển ở đảo Phú Quốc, gồm: Halophila ovanlis (HO), Halophila minor (HM), Enhalus acoroides (EH), Halodule uninervis (HU), Halodule pinifolia (HP), Syringodium isoetifolium (SI), Cymodocea serrulata (CS), Cymodocea rotundata (CR), Thalassia hemprichii (TH).      Chiều dài chồi trung bình của từng bãi cỏ thay đổi tùy thuộc vào thành phần loài của từng bãi cỏ khác nhau. Chiều dài chồi trung bình thay đổi từ 9,46±0,7 cm (Hòn Dâm) đến 88,59±6,58 cm (Đá Bạc). Tổng sinh khối của cỏ biển ở vùng biển Phú Quốc có sự biến đổi với từng hòn đảo. Hòn Dâm 126,39±24,39, Gành Dầu 147,69±42,89, Bãi Thơm 236,26, Rạch Vẹm 416,21±47,77, Bãi Bổn 511,84±86,4 Bãi Vòng 693,54, Đá Bạc 905±98,60 với độ phủ trung bình trong khu vực khoảng 46-60%, Bãi Vòng có độ phủ cao nhất đạt 70-90%, thấp nhất là ở Dương Đông 25-30%. Khu vực Bãi Bổn được xác định là khu vực quan trọng vào bậc nhất thảm cỏ biển ở quần đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
          Thảm cỏ biển Phú Quốc có sự đa dạng các nguồn lợi hải sản, có đến 50 loài cá thuộc 32 giống trong 22 họ các loại. Các họ chiếm ưu thế về số lượng là: họ Cá ngựa Syngnathidae và họ cá Sơn Apogonidae mỗi họ có 5 loài chiếm 10% tổng số loài ghi nhận được, cá Bướm Chaetodontidae, cá Dìa Siganidae mỗi họ có 4 loài chiếm 8% tổng số loài. Đã phát hiện có 113 loài rong biển thuộc 4 ngành, trong đó rong Đỏ Rhodophyta có 66 loài chiếm 58,3% tổng số loài, ngành rong Nâu Phaeophyta 18 loài (16,0%), ngành rong Lục Chlorophyta có 20 loài (17,7%) và ngành rong Lam Cyanophyta có 9 loài (7,9%)...Ngoài ra còn có nhiều loại quý hiếm khác như Dugong, rùa biển, cá ngựa, ốc xà cừ, vẹm xanh, đồi mồi,… Đặc biệt loài Dugong dugon (bò biển, cá cúi, mỹ nhân ngư) thuộc loài thú biển là một trong những loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng mà ngư dân địa phương đã gặp và vô tình đánh bắt được ở vùng Bãi Dài, Mũi Dương, Bãi Thơm, Bãi Bổn, Hàm Ninh và vùng biển Kampot (Campuchia).


3. Bảo vệ Rạn san hô và Thảm cỏ biển
          Trong những năm qua với sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản và đặc biệt là khai thác thủy sản vùng rạn san hô và thảm cỏ biển đã tác động nhiều mặt tới tới đa dạng sinh học và môi trường sinh sống của các loài đặc sản và cả Dugong, đồi mồi, cá ngựa trong khu vực, đang đòi hỏi phải nhanh chóng có các giải pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển các sinh cảnh phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch biển ở quần đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
          Vấn đề cơ bản là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển Rạn san hô và Thảm cỏ biển một cách hữu hiệu. Xây dựng phân vùng quy hoạch bảo vệ Rạn San hô và thảm cỏ biển theo định hướng vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng bảo vệ để phát triển du lịch sinh thái biển, phát triển trồng mới rạn san hô và thảm cỏ biển những nơi thích hợp. Xây dựng quy chế bảo vệ và chế tài nghiêm ngặt nhằm bảo tồn và phát triển nguồn lợi này trong định hướng chung phát triển quần đảo Phú Quốc thành khu kinh tế biển đa dạng loại hình du lịch bảo tồn trong khu vực và quốc tế.
Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ và phát triển hệ sinh thái Rạn san hô và Thảm cỏ biển, đó chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội của huyện đảo Phú Quốc hiện nay và sau này./.
 
 
 
 
 
 
 THE ECOSYSTEMS OF CORAL REEFS AND SEAGRASS BEDS                            IN PHU QUOC ISLAND, VIETNAM
 
                       Nguyen Xuan Niem, Ph.D.
            Vice Director, the Department of Science and Technology of Kien Giang Province
     (Former Coordinator of the Project UNEP)
 
The Phu Quoc district composed of approximately 40 islands big and small with total acreage of 58,922 ha, in which Phu Quoc Island with an acreage of 56,726 ha, Tho Chau commune includes 8 islands with acreage 1,395 ha, Hon Thom commune includes 18 islands with 749 ha, Ganh Dau commune includes 5 islands with 5 ha, Bai Thom commune includes 7 islands with 47 ha, Cua Can commune 1 island of 0.3 ha. Phu Quoc Island with geographical co-ordination of 9o45 North latitude and 103o55’-104o05’ East longitude in the southwest of the country. Phu Quoc Island from Rach Gia City 120 km, from Ha Tien Town 45 km and from the Cambodia border (Ta Lơn) only 4 km. The widest of island is approximately 25 km and the longest is approximately 50 km, with 99 mountains and the mountain Pagoda the highest at the elevation of 603m. The archipelago of Phu Quoc with natural conditions of geographical location and natural environment established and developed suitable ecosystems such as: coastal mangrove forest, the primeval forest in island and especially original marine ecosystems such as: coral reefs and seagrass beds very abundant they are habitats for very diverse marine organisms, in which there are precious and rare organism such as: Dugong dugon, sea turtles, dolphins,… of very important economic and ecological values.
In cooperation framework of the United Nations Environment Program (UNEP), Global Environment Facility (GEF) and countries attending the above-mentioned project, include China, Cambodia, Indonesia, Philippines, Thailand, Malaysia and Viet Nam. The project “Reversing the environmental degradation trend in South China Sea and Thailand Gulf” (2005-2008) carried out with main target: Reversing the environmental degradation trend in South China Sea and Thailand Gulf via national actions in each country with joint cooperation of countries in the region, concentrating main objects: seagrass beds, coral reefs, fish, submerged land, mangrove forest, soil-borned pollution degrading the habitats of marine organisms,… Implementing the project “Demonstration sites for coral reefs and seagrass beds in Phu Quoc” was a branch project of the region project “Reversing the environmental degradation trend in South China Sea and Thailand Gulf”. Surveyed results on assessing coral reefs and seagrass beds in Phu Quoc Island are following:
 
1.     Coral reefs     
Studies of the Nha Trang Oceanography Institute (April-May, 2006) at 21 surveying sites assessing the Phu Quoc waters, in which in the northwest of island there were 3 sites and in the south 18 ones showed the distribution and the acreage of coral reefs mainly concentrating around islands groups in southwest of the archipelago of An Thoi such as: Hon Ban, Hon Thay Boi, Hon Doi Moi, Hon Mong Tay, Ganh Dau, Mui Ong Quoi, Cua Can,… with coral types distributed in the edge of islands mainly under typical non-fringing reefs form and coral types developed on foundation rock, some other areas develop on sandy foundation bottom such as Hon Vong, south Hon May Rut. Total acreage of coral reefs in Phu Quoc waters is 473.9 ha, in which concentrating mainly in the south of Phu Quoc island with the acreage of 362.2 ha (76%), biggest in Cua Can area, 37 ha and smallest Hon Ban 1.2 ha. These data showed that surveyed area this time increased very much compared previously (in 2004 only 130.4 ha) because of adding new discoveries of coral reefs in shallow beaches Hon Kim Quy, shallow beach Hon May Rut,…
Studies on the diversity of species and ecosystems of coral reefs showed that the archipelago of Phu Quoc with species composition relatively characteristic of tropical marine region both in abundance of species composition and coverage of components. Figures surveyed totally 260 species, in which 8 soft coral species and 252 hard coral ones making reefs of 49 varieties and 14 families, in which Hon Mong Tay 131 species, Hon May Rut and north Hon Vong 126 species, in Hon Roi 44 species and Hon Vang there is only 53 species. Especially mainly are species of hard coral reefs met in 80 species of different kinds. The average coverage of hard coral species here reached 44.5%, in which in Hon Ban with highest coverage 82.5% and lowest in southeast Hon May Rut 27.2%, noticeable was the coverage of soft coral accounted for low rate only from 0-3.8%. Coral varieties advantageous were: Porites, Acropora, Montipora, Echinopora, Diploastrea,… noted as rather popular, in which the coverage of Porites occupied the highest rate 52.5% appearing in Hon Dua, Hon Thom, Hon Dam,… About fish in coral reefs recorded 152 species of 71 varieties and 31 families of coral reefs in Phu Quoc waters.
2. Seagrass beds
Studies of the Hai Phong Marine Resource and Environment Institute (May-June, 2006) showed that seagrass beds in Phu Quoc Island with 10,062 ha, mainly concentrating in sites Bai Bon with 4,955 ha, Rach Vem 859 ha, Bai Thom 454 ha, Bai Vong 313 ha, Vung Trau Nam 262 ha, Da Bac 225 ha, Ong Doi 122 ha, Ben Dam 100 ha,… Distribution sites of seagrass beds in Phu Quoc Island described as follows:
Having discovered 9 seagrass species in Phu Quoc island, including: Halophila ovanlis (HO), Halophila minor (HM), Enhalus acoroides (EH), Halodule uninervis (HU), Halodule pinifolia (HP), Syringodium isoetifolium (SI), Cymodocea serrulata (CS), Cymodocea rotundata (CR), and Thalassia hemprichii (TH). The bud length averaged for each bed changes depending on different species composition of each bed. The bud length averagely changes from 9.46±0.7 cm (Hon Dam) to 88.59±6.58 cm (Da Bac). Total biomass of seagrass in Phu Quoc waters varies with each island. Hon Dam 126.39±24.39, Ganh Dau 147.69±42.89, Bai Thom 236.26, Rach Vem 416.21±47.77, Bai Bon 511.84±86.4, Bai Vong 693.54, Da Bac 905±98.60 with coverage averaged in the region approximately 46-60%, Bai Vong with highest coverage 70-90%, lowest was in Duong Dong 25-30%. Area Bai Bon defined as an important leading area of seagrass in the archipelago of Phu Quoc in Kien Giang.
Seagrass beds in Phu Quoc with diverse sea resoures, there are up to 50 fish species of 32 varieties in 22 families of different kinds. Families with predominant quantities are: Seahorse family Syngnathidae and fish family Apogonidae each family has 5 species 10% in total species recorded, Chaetodontidae, Siganidae each family has 4 species 8% in total species. Discovering 113 species of seaweed of 4 branches, in which red alga Rhodophyta with 66 species accounting for 58.3% in total species, brown alga branch Phaeophyta has 18 species (16.0%), green alga branch Chlorophyta with 20 species (17.7%) and indigo-blue alga branch Cyanophyta with 9 species (7.9%),... In addition, there are also many endangered species such as Dugong, sea turtle, sea horse, nacre, green mussel, tortoise-shell,… Especially Dugong dugon (Sea cow, Mermaid,…) sea animal is one of endangered species that local fishermen met and unintentionedly caught in areas Bai Dai, Mui Dương, Bai Thơm, Bai Bon, Ham Ninh and in Kampot waters (Cambodia).
3. Coral reefs and seagrass beds protection
In past years with the strong action of catching fish and especially exploiting fish in the area of coral reefs and seagrass beds impacted multi-facially this biological resources influenced the biodiversity and the living environment of these specialties species and also dugong, tortoise-shell, sea horse in the region, it urges to quickly have suitable solutions to protect and to develop sceneries to conserve and to develop sea tourist in the archipelago of Phu Quoc Island in Kien Giang province.
The basic issue is to enhance the awareness of the community in protecting and developing coral reefs and seagrass beds in direction of strict protecting and developing coral reefs and seagrass beds efficiently. Construct and zone the marine protected areas (MPA) for coral reefs and seagrass beds strictly to manage the protected areas for developing marine eco-tourist, and planting new coral reefs and seagrass beds at proper sites. Regulate protecting strictly in order to conserve and to develop these resources in direction of developing the archipelago of Phu Quoc into the sea economic zone with diverse tourist types regionally and internationally.
Let us protect and develop ecosystems of coral reefs and seagrass beds together, that is to protect the sustainable development of social economy of island district of Phu Quoc today and later./.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 791923 visitors (2092523 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free