TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  2001, thảm họa, thích ứng và kỷ lục
 
Xuân Nhâm Thìn

NĂM 2011, THẢM HỌA, THÍCH ỨNG VÀ KỶ LỤC
CCCO CẦN THƠ
ThS. Kỷ Quang Vinh
tổng hợp
 

Năm 2011 được John Vidal, nhà biên tập các vấn đề môi trường của nhật báo Guardian, nước Anh, đánh giá là năm sinh thái hổn loạn và là năm ghi lại nhiều kỷ lục về: nồng độ khí CO2 trong không khí, nhiệt độ cao, băng tan ờ Bắc cực, tai nạn và thời tiết cực đoan. Năm 2011 cũng là năm dân số thế giới đạt mốc 7 tỷ người.
 
Năm 2011 cũng là một năm gánh chịu tổn thất về kinh tế lớn nhất chưa từng có. Swiss Re đánh giá, con số thiệt hại lên tới 350 tỷ USD (được bảo hiểm và không được bảo hiểm), cao hơn so với con số 226 tỷ USD trong năm 2010. Trong đó, thảm họa động đất tại Nhật Bản chiếm một phần rất lớn trong năm tổn thất kỷ lục này. Thảm họa thiên nhiên không chỉ gây tổn thất về mặt kinh tế, mà còn là mối đe dọa với quá trình phát triển của nhiều quốc gia. Các tổn thất từ các thảm họa tự nhiên có thể làm giảm sự giàu có của thế giới xuống ít nhất 1.500 tỷ USD. Các chuyên gia giải thích rằng, con số này ngày càng tăng do các thảm họa tự nhiên ngày càng xảy ra nhiều hơn và hiệu ứng của nó cũng trầm trọng hơn khi tác động vào một xã hội ngày càng đông dân số.
 
Băng giảm do nhiệt độ tăng:
 


 
Dù kinh tế suy thoái và trì trệ ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng vào tháng năm, 2011 tại Hawaii CO2 vẫn đạt ngưỡng 394ppm, cao hơn lúc bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp hoá 39%, và được đánh giá là gần đạt ngưỡng không thể hơn của sự nóng lên toàn cầu.
 
Theo các số liệu của Cơ quan khí tượng quốc gia Pháp (Meteo France), nhiệt độ trung bình của Pháp trong năm nay là 13,6 OC, ấm hơn 0,2 OC so năm nóng nhất trước đó, 2003, và cao hơn 1,5OC so mức bình thường. Vào tháng 9, Đại học Bremen, Đức, báo cáo băng ở biền bắc giảm xuống một kỷ lục mới, vài ngày sau đó Trung tâm dữ liệu về tuyết và băng của Mỹ cũng xác nhận 2011 là năm thứ hai băng thấp kỷ lục. Christophe Kinnard, thuộc Trung tâm nghiên cứu các vùng khô hạn tại La Serena, cho rằng cường độ băng tuyết sụt giảm hiện nay chưa từng xảy ra trong 1450 năm qua. Các nhà Khoa học Nga phát hiện hàng trăm đám khí Methan có đường kính 1000 mét xì lên từ biển bắc băng dương, trước đây các đám khí chỉ có đường kính vài chục mét và xuất hiện rất ít.
 
Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương của Mỹ(NOAA), thông qua đo đạt 41 chỉ số đất và không khí cho thấy trái đất tiếp tục nóng lên trong năm 2011, dù đang trong giai đoạn La Nina, đáng ra nhiệt độ trái đất phải thấp xuống. Trong báo cáo tháng 7, NOAA cho biết trong 15 năm kể từ 1997 đến nay đã có 13 năm nóng nhất lịch sử hiện đại. Hội đồng bảo vệ tài nguyên, Mỹ, nghiên cứu 2.941 số liệu ghi nhận được cho biết nhiệt độ cực cao và cực lạnh trong quá khứ tại 50 tiểu bang đã bị phá vỡ. Thành phố Austin đã có 27 ngày liên tục nhiệt độ 38OC trong tổng số 90 ngày có nền nhiệt độ đó. Từ việc bão tuyết gây tê liệt đến cơn lốc xoáy chết người rồi nhiệt độ tăng, hạn hán và lũ lụt và mùa bão thứ 3 bận rộn nhất, “chúng tôi đã chứng kiến sự cùng cực của gần như mọi loại thời tiết”, Christopher Vaccaro, phát ngôn viên của NOAA nói.
 
Bão và áp thấp:
Từ tháng Giêng đến tháng Sáu, 43 cơn bão lớn đã hình thánh và gần 1.600 lốc xoáy, người ta cho rằng đó cũng là “năm của các cơn lốc xoáy” tại Hoa kỳ. Tại Biển Đông và Thái bình dương có 39 bão và áp thấp nhiệt đới; trong đó có 21 cơn bão, bao gồm 5 siêu bão có vận tốc gió trên 175km/giờ. Làm cho 1.768 người chết. Gây thiệt hại 4,9 tỷ USD. Riêng trận bão Washi chỉ là trận bão nhỏ, sức gió chỉ 75km/giờ, bắt đầu từ 13 đến 19 tháng 12, thổi vào Philippines nhưng lại gây lũ lụt với thiệt hại to lớn, do người dân chưa phòng bị đúng mức.
 
Trong năm 2011, vùng biển Đại tây dương chỉ có một áp thấp nhiệt đới và 19 cơn bão, trong đó có 3 cơn siêu bão vận tốc gió trên 195km/giờ gây chết 114 người, nhưng thiệt hại lại lên đến trên 12 tỷ USD.
 

 
Lũ lụt và hạn hán:
Thay thế cho Châu Âu, Nga, Pakistan và Trung Đông của năm 2010, năm 2011 thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt đã xãy ra ờ Bắc Mỹ và Đông nam Á, Thái bình dương, đó cũng được xem là năm của kỷ lục về nước nhiều hay ít. Khơi mào với trận lụt tàn phá trên diện tích rộng bằng hai nước Pháp và Đức và kết thúc với trận lũ do bão Washi giết chết khoảng 1236 người và khoảng 800 người mất tích, làm cho hơn 300 ngàn người không có nhà ở tại Philippines.
 

 
Từ tháng 7 đến tháng 11, lũ lụt lịch sử xảy ra tại Thái lan với 730 chết nhấn chìm khoảng 6 triệu ha đất (58/76 tỉnh), trong đó có 300.000 ha đất nông nghiệp, làm cho hơn 12,8 triệu người bị ảnh hưởng. Ngân hàng thế giới ước tính thiệt hại khoảng 1.440 tỷ baht (45 tỷ USD). Cùng thời gian trên, tại Cambodia có 18 tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn lụt của thập kỷ, 232.377 ha lúa bị hại, làm mất khoảng 10% sản lượng gạo; hơn 1,5 triệu gia đình bị ảnh hưởng và hơn 240 người chết. Tại Việt Nam, 8/13 địa phương cấp tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng, gần 11 ngàn ha lúa và 1000 ha cây ăn trái bị mất trắng, 85 người chết trong gần 154 ngàn gia đình bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại ước tính hơn 1 ngàn tỷ đồng (50 triệu USD).
 


 
Hạn hán nặng nề ở miền Bắc Trung quốc từ năm 2010 kéo dài đến 2011 năng nề nhất trong 60 năm. Sông Danube ở mức thấp nhất trong 60 năm. Ở Đức, Pháp và Bắc Âu ghi nhận năm khô hạn nhất kể từ khi lưu trữ hồ sơ bắt đầu vào năm 1881. Tại bang Texas, Mỹ, ngành lâm nghiệp cho biết hạn hán liên tục đã giết 100-500 triệu cây, và khoảng 1,6 triệu ha rừng bị cháy. Hạn hán bao vây 11 triệu người; giết chết hàng ngàn người và hàng triệu động vật ở Somalia và vùng sừng Châu Phi.
 
Động đất và huỷ diệt:
Chỉ trong 7 tuần từ 1/01 đến 21/02, động đất đã xãy ra trên các nước Argentina, Chile, Iran, Pakistan, Tajikistan, Tonga, Burma, the Solomon Islands, Tonga, Sulawesi, Fiji and New Zealand. Tuy nhiên, trận động đất tồi tệ gây ra sóng thần huỷ diệt lại xảy ra vào 11 tháng 3 tại Nhật Bản với khoảng 15.500 chết và hàng ngàn người còn mất tích. Động đất và sóng thần lại châm ngòi cho sự tan chảy của 3 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima Daiichi, làm cho hơn 160 ngàn người phải sơ tán. Mức độ của caesium phóng xạ được chứng minh lên đến 50 lần mức bình thường ngoài khơi bờ biển. Thiệt hại cho nền kinh tế Nhật 210 tỷ USD và còn dự trù phải chi thêm 15 tỷ để đóng cửa hoàn toàn.
 


 
Tái động đất trở nên quen thuộc hơn, không chỉ ở Nhật bản. Ngày thứ tư 09/11/2011 ở thành phố Van, Thổ Nhĩ Kỳ, động đất với cường độ 5,6 độ Richter đã xảy ra vào 9 giờ tối, theo giờ địa phương, trận động đất này xảy ra sau trận động đất lịch sử 7,2 độ richter làm hàng trăm người chết cũng tại đó, cách đây gần 3 tuần. Cuối năm, 23/12/2011, tại Christchurch, New Zealand, đã hứng chịu thêm trận động đất với cường độ 5,8 Richter với tâm chấn chỉ cách mặt đất 8km, được biết vào tháng 2/2011 nơi đây đã phải chịu một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter, khiến 181 người thiệt mạng và nhiều phần ở trung tâm thành phố bị phá hủy.
 
Thích ứng và phát triển:
Trong tháng 7, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố trong năm 2010 đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đã tăng lên 32% so với năm 2004 , đạt một kỷ lục 211 tỷ USD. Lần đầu tiên, mức đầu tư trong nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn và lớn hơn so vơi nền kinh tế đã phát triển. Bloomberg công ty đầu tư tài chính cho năng lượng
 
Một số nghiên cứu và thành tựu có thể kể: Nhật bước đầu thực hiện sáng kiến Sunrise Plan với mục tiêu lặp đặt hệ thống pin mặt trời cho nhà ở và nhà cao tầng tạo thành những thành phố năng lượng mặt trời. Hôm  26/12, Toyota tung ra thị trường 1 loại xe nhỏ, ít tốn nhiên liệu, 1 lít xăng chạy được 35,4km. Sở dĩ xe ít tốn xăng, vì Toyota cố gắng chế xe nhẹ hơn. Còn Sony thì vào ngày 15/12 đã công bố phát minh mới sản xuất điện từ giấy vụn tại Hội chợ các sản phẩm vì môi trường tại thủ đô Tokyo. Đây là pin sinh học thân thiện với môi trường và rất có tiềm năng phát triển trong tương lai, do không sử dụng kim loại và các hóa chất độc hại.
 


 
Tại Mỹ, NASA công nhận máy bay của Đại học Pennsylvania, và của đội eGenius từ bang California là 2 máy bay không sử dụng nhiên liệu mà hoạt động nhờ điện có khả năng bay 322 km trong khoảng thời gian hơn 120 phút.
 

 
Bộ Năng lượng Mỹ chi 60 triệu USD tài trợ cho các nhà khoa học nhằm làm một cuộc "cách mạng" nghiên cứu với mục tiêu hạ thấp chi phí của các hệ thống năng lượng mặt trời còn 0,06 USD/kwh thay vì 5USD/wp như hiện nay. Mỹ cũng đã bắt đầu khởi công xây dựng công trình tháp đôi cao 800m ở sa mạc Arizona để sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời. Tháp sản xuất điện dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ. Theo đó, nhiệt độ thu được ban ngày đủ để tiếp tục sản xuất điện vào ban đêm nên tháp có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với chi phí bảo dưỡng thấp, giảm 1 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm hơn 4,5 tỷ lít nước/năm so với sản xuất điện từ năng lượng không bền vững hiện hành. Tháp phục vụ cho 150 ngàn hộ gia đình, tạo việc làm cho 1500 lao động. Theo kế hoạch dự án sẽ xây dựng ít nhất 20 tháp tương tự ở Mỹ trong 20 năm tới. Các ngày cuối năm, Google cho biết đã đầu tư khoảng 915 triệu USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trên toàn thế giới.
 
Lần đầu tiên thành phố Venice được quan sát bằng cách sử dụng công nghệ laser kỹ thuật số 3D Ramses. Ramses là một công cụ tiên tiến, có thể dự đoán được lúc nào và nơi nào của thành phố có nguy cơ bị ngập để có biện pháp ứng phó.
 
Ngày 08/11/2011, Thượng viện Úc đã thông qua luật thuế Carbon của Chính phủ, mở đường cho sự ra đời của thuế carbon vào năm tới Theo luật này, đến tháng bảy năm 2012, các công ty gây ô nhiễm phải trả 23 đô la Úc cho mỗi tấn CO2. Chính phủ hy vọng đây sẽ là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu cắt giảm 5% khí thải nhà kính vào năm 2020 so với mức phát thải năm 2000.

Singgapore đã làm  một thử nghiệm cho những ý tưởng mới về nhà ở đô thị. Các tòa nhà được thông gió tự nhiên, mái nhà được dùng thu nước mưa và năng lượng mặt trời, cùng với việc trồng cây xanh cũng giúp chống nóng hiệu quả.
 
Các cuộc đàm phán cấp cáo ở Durban, Nam Phi, về biến đổi khí hậu toàn cầu COP 17, đã kéo dài hơn dự kiến 2 ngày, đưa đến kết quả là một thỏa thuận giữa 194 quốc gia để làm việc hướng tới một thỏa thuận ràng buộc pháp lý để cắt giảm lượng khí thải trong năm 2012, trong khi chờ đợi chỉ có các cam kết tự nguyện.Các nhà đàm phán cũng tập trung vào việc thiết lập thị trường carbon để bảo vệ rừng và giao thông vận tải.
 
Về bảo tồn đa dạng sinh học và rừng cũng có vài tiến bộ. Các dữ liệu vệ tinh cho thấy nạn phá rừng tại Amazon trong năm 2011  thấp nhất trong 23 năm trước đó. Hổ và một số động vật có nguy cơ được bảo vệ tốt hơn. Ấn độ đang nắm giữ một nữa số Hổ của thế giới hiện nay, có sự giá tăng số lượng từ 1.411/2007 lên 1.706/2011. Một sự gia tăng bất ngờ của loài khỉ đột đạt 480 con, tăng 100 so với năm 2003. Và trong một thắng lợi nhỏ cho việc bảo tồn, khi chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tuyên bố vào tháng 12 có hơn 100 triệu USD đã được gia tăng, chủ yếu là do các nước Mỹ Latinh. Chính phủ Úc vừa công bố thành lập một khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới. Theo dự kiến, khu bảo tồn sẽ có diện tích khoảng 989.842 km2. Lớn bằng 1/10 diện tích nước Mỹ. Khu bảo tồn sẽ là nơi phát triển các rặng san hô nổi tiếng của nước Úc, cũng là nơi cư trú  cho các loài rùa biển, cá ngừ, các cộng đồng sinh vật biển khác.
 

 
 
Nhưng, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) kết quả của hoạt động ứng phó như năm 2011 cũng chưa đủ để ổn định khí thải và kiểm soát biến đổi khí hậu.
 
Thích ứng cụ thể và nhiều hơn
Trái Đất đã cung cấp cho loài người một hệ sinh thái hoàn hảo. Nhưng, con người đã đáp lại sự hào phóng ấy bằng việc khai thác ồ ạt tài nguyên thiên nhiên, thải chất ô nhiễm vào đất đai, sông ngòi và bầu khí quyển. Đến bây giờ, Trái Đất bắt đầu cho thấy không còn đủ sức chịu đựng, và con người phải gánh chịu hậu quả. Hành động của con người đã đẩy chính mình đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết bất thường, nhiệt độ tăng cao, băng tan, mực nước biển dâng, mưa lũ, bão lốc, giông tố, đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và sức mạnh, thêm vào đó là dịch bệnh, mất mùa, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học... Do đó, tất cả các quốc gia, tất cả mọi người trên trái đất cần hành động cụ thể hơn và tích cực hơn để thích ứng biến đổi khí hậu theo 3 nguyên tắc cơ bản đơn giản nhưng rất hiệu quả sau:
 
1.     Không sử dụng nếu có giải pháp thay thế, hay hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch;
2.     Sử dụng một cách tiết kiệm các loại tài nguyên từ nhiên liệu, năng lượng, nước, thực phẩm đến tất cả các loại quặng mỏ, đất, cát thậm chí là không khí sạch;
3.     Tích cực bảo vệ rừng, sinh cảnh tự nhiên, vùng đất ngập nước; không bao giờ hoặc chỉ giết hại các động vật, thực vật hoang dã khi thật cần thiết; tích cực trồng cây xanh, khai thông cống rãnh giữ môi trường sống không có rác, nước đọng.
 
Trên đây là những việc mà mọi người đều có thể thực hành hàng ngày, nếu cả xã hội cùng làm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua các khó khăn do biến đổi khí hậu đang đến trước mắt.

29/12/2011.
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 791779 visitors (2092199 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free