TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Hà Tây P 2
 
Lên mạng ngày 31/5/2010

Tiếp theo phần 1 - Tỉnh Hà Tây  - GS Tôn Thất Trình

Phần II lạm bàn phát triển Hà Tây

 
1- Nông Nghiệp : Hòan chỉnh chương trình  lúa lai, cố gắng duy trì diện tích lúa gạo cao năng khỏi đô thị hóa, cũng cố vòng đai trắng - sửa dê , sửa bò - sửa trâu và vòng đai  xanh (rau đậu, trái cây , hoa kiểng v…v ) cho thủ đô Hà Nội nới rộng ,

 
Tuy có nhiều cố gắng chuyễn đổi cơ cấu kinh tế -xã hội để thoát ra  khỏi tình trạng thuần nông, nông nghiệp Hà Tây đến năm 2000 vẫn còn chiếm địa vị quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Dù có xu hướng giảm dần, năm 1991 nông lâm ngư nghiệp Hà Tây  chiếm  51.50%  GDP ( công nghiệp và xây dựng 25.18% ;  dịch vụ 23.32% ). Năm 1998 chỉ còn  43.03% ( công nghiệp và xây dựng 28.53% : dịch vụ 28.36% ).
Nông nghiệp năm 1998 cũng sử dụng 65.56 %  lực lượng lao động xã hội tỉnh. Hà Tây có diện tích tự nhiên lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Nhưng vì dân số đông  nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người vỏn vẹn chỉ  đạt 527 m2 . Năm 1998, đất nông nghiệp chiếm 118 800 ha hay 54.3 % , trong tổng quỹ đất tỉnh là 218 000 ha. Hà Tây đã  nổ lực tăng diện tích canh tác, bằng cách tăng  thêm vụ - mùa, tăng hệ số sử dụng đất: năm 1999, 12, 8%  đất trồng 3 vụ, 76.9% trồng  2 vụ  và chỉ có 10.4 % diện tích  cây hàng niên trồng 1 vụ. Đồng thời cố gắng trồng cây công nghiệp  lâu năm ( đa niên )  và cây ăn trái ( ăn quả ) theo  hướng  nông lâm ( có thể cả ngư ) nghiệp kết hợp, xen kẻ cây trồng hàng niên và đa niên….
Lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu, đứng hàng đầu trên nền nông nghiệp tỉnh. Năm 1999, diện tích lúa là 167 700 ha, chiếm  82.6 % về diện tích  và 87% về sản lượng  (  877 000 tấn lúa - thóc ). Lúa trồng được ở cả 12 huyện và  các xã ngoại vi  thị xã Hà Đông, Sơn Tây.  Năng xuất cao nhất là ở 4 huyện ven sông Hồng: Đan Phượng, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên. Diện tích lúa không tăng ở Hà Tây từ nhiều năm nay: năm 1990 đã trồng 157 600 ha và các năm 1991 đến năm 1998 thay đổi từ thấp nhất 163 600 ha ( 1991) đến cao nhất 168 2 00 ha ( 1995 ). Nhưng sản lượng 437 300 tấn lúa năm  1990, tăng lên đến 876 600 năm  1999, vì năng xuất tăng nhiều từ  2.63  t/ha năm 1990  lên đến 5.2.3 t/ ha năm 1999. Đặc biệt  từ năm 1991, khi nông dân mua lúa giống lai  - hybrid rice Trung Quốc đem về trồng ở các tỉnh biên giới miền Bắc và Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phát động chương trình trồng lúa lai ở các tỉnh miền Bắc, năm 1992, với sự giúp đở  tài  chánh và hổ trợ kỷ thuật ( tuyễn các chuyên viên Trung Quốc chuyên về lúa lai Trung Quốc v.v…)  của  Lương Nông Quốc Tế  FAO các năm 1992 - 93. Từ 11 000 ha năm1992, diện tích lúa lai năm 2005 đã lên đến 600 000 ha, phần lớn ở các tỉnh miền Bắc. ( năm 2004, Trung Quốc đã trồng 29.42 triệu ha lúa lai, 92% tổng số trên 32 triệu ha đất trồng lúa gạo ). Năng xuất trung bình lúa lai thường cao hơn các loại lúa cao năng loại Thần Nông - IR cũ khoảng 15 - 20 %, nghĩa là 1.5- 2. 5 t/ha một vụ .  
Việt Nam  nhắm mục tiêu  tăng diện tích lúa lai năm 2010  lên trên 5.2 triệu ha ở nước nhà , 70% tổng số diện tích trồng lúa đã là 7.5 triệu ha năm 2008 . E khó lòng  đạt nổi mục tiêu đề xướng ra, dù cho  cuối năm  2008, sau  một cơn lạnh kéo dài làm thiệt hại nặng vụ lúa Đông Xuân miền Bắc, nông dân đã được Bộ Nông Nghiệp  tăng thêm trợ cấp để  trồng lúa lai thay thế lúa cỗ điển, cỗ truyền.  Một  nghiên cứu cuối tháng 7 năm 2008, ở 4 tỉnh trồng nhiều lúa lai nhất là  Hà Tây, Hà Nam , Nam Định và Thái Bình cho thấy một viễn cảnh đáng lo ngại. Những  dòng tổ hợp lai mới kháng sâu bệnh, cao phẩm, cao năng hơn, phóng thích ở Việt Nam  thay thế những  dòng tổ hợp lai cũ nhập từ Trung Quốc ( Sán Ưu  - Shan you 63 , Nhị Ưu- Jin you 63… phẩm chất gạo kém cõi )  bằng những  tổ hợp lai mới như Nhị Ưu  ( Jin you) 838, Bác Ưu ( Boyou ) 63, Trang Nông ( Sài Gòn )15…nguồn gốc Trung Quốc,  HR 641, TH3- 3, Pac 807, BTE1… nguồn gốc Việt Nam của Viện Nghiên cứu Lúa Lai An Khánh ( ? ), Hà Nội, thành lập năm 1994, thuộc chỉ đạo của Viện  Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có cở sở thí nghiệm, nhân- sản xuất đại trà giống ở Ba Vì, Hải Phòng, Thái Bình … ), nông dân lại ít biết đến, khi khảo sát dò hỏi họ. Thật tế, ít nhất là ¾ tổ hợp lai trồng ở Việt Nam,  nông dân mua ( lậu ? ) từ Trung Quốc, dù các nhà khoa học và nông dân cho biết là các giống nhập từ Trung Quốc rất dễ nhiễm bệnh, nhiễm  các dòng  bệnh đạo ôn - cháy lá ( blast disease) hay cháy bìa lá - bạc lá (  bacterial leaf blight ) chẳng hạn. Nông dân cũng còn cho biết là đã dùng thêm nhiều phân bón hóa học và các thuốc trừ sâu rầy lúa, khi họ chuyễn qua chương trình lúa lai. Đặc biệt là  rầy nâu -  brown plant hopper  và rầy  xanh lưng trắng-  white back greenhopper, càng ngày càng lan rộng với tăng gia trồng lúa lai.  Hai loại sâu rầy này ít phá hại lúa ở miền Bắc trước đó, nay trở thành  một nạn sâu rầy lớn,  như  đã xảy ra miền Nam Việt Nam vào các thập niên 1950- 60 - 70.  Chúng cũng phá hại tương tự lúa lai trồng ở các tỉnh Trung Quốc. Nông dân Đồng Bằng Sông Hồng  còn cho biết là mua được dễ dàng tiện lợi, phân bón hóa học và các thuốc trừ sâu bệnh, nhập từ Trung Quốc.           Như vậy, “ thành công “ của chuơng trình lúa lai Việt Nam ở miền Bắc, vô tình lại có thành quả  tạo ra một thị trường lớn cho hai ngành công nghệ  sản xuất hột giống lúa lai và công nghệ thuốc sát trùng- diệt trừ sâu bọ của Trung Quốc !
      Điều này cho thấy chương trình lúa lai Việt Nam còn khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh, trên phương diện  tuyễn chọn các giống lúa lai kháng sâu bệnh hơn,  khuyến nông chưa đủ phổ biến các giống mới cao năng cao phẩm sâu rộng hơn ( tương tự chương trình chính xác Hệ thống Hội Nhập  Thâm canh Lúa - Integrated System Rice intensification , SRI, chẳng hạn, vừa bớt dùng bừa bải thuốc sát trùng và phân bón hóa học, vừa giúp nông dân tăng lợi tức ), chưa tổ chức hửu hiệu hơn khâu sản xuất và phân bố lúa giống lai mới ( dù đã tiến bộ nhiều ở các trung tâm khảo cứu, đưa năng  xuất hột giống lúa lai F1 từ  302kg/ha năm 1992 lên 2300 kg/ha năm 2000, không thua kém gì Trung Quốc cả ). Cũng như cần duyệt xét lại hai công nghệ: hóa sinh chế tạo thuốc sát trùng trị sâu bệnh, hóa học chế tạo các loại phân lân, phân đạm, phân hổn hợp… nước nhà, đủ sức canh tranh, khỏi nhập lậu hay mua chánh thức, từ Trung Quốc.
  
Đô thị hóa bừa bải và các khu công nghệ tiêu phí quỷ đất nông nghiệp
  Hai khía cạnh  nguy cơ khác cho ngành lúa gạo nước nhà,  cũng như ở Hà Tây là nạn đô thị hóa bừa bải và nạn chiếm ngự đất- ruộng thiết lập, mở mang các khu công nghệ hay dịch vụ, giao thông, tiêu khiển lớn, nhỏ. Theo tiên đoán, dân số Việt Nam sẽ lên đến 130 triệu người 40 năm tới, năm 2050. Như vậy cần phải tăng gia sản xuất lúa gạo, để dân gian  trong tương lai đủ gạo ăn và để tiếp tục xuất khẩu. Tình trạng Việt Nam khốn khổ thiếu gạo  phải ăn bo bo, lúa miến - sorgho thay thế 15 năm trời, sau năm 1975,  vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ nhiều người Việt, trong hay ngoài nước. Bằng mọi cách, phải cố hết sức gìn giữ, duy trì,  cải thiện đất đai nông nghiệp ruộng lúa nước, nhất là các đất đai  thâm canh, làm được nhiều vụ, năng xuất  cao.  Như đã nói trên, ở tỉnh Hà Tây là các ruộng lúa nước thâm canh nhất thuộc 4 huyện quanh  sông Hồng. Đừng phỏng theo lề lối Bắc - Nam Hàn,  đã hy sinh chuyễn hóa đất nông nghiệp  cho đô thị hóa, công nghiệp hóa, dịch vụ hóa xứ sở họ.  Cũng không nên bắt chước Phi Luật Tân, đã thực thi một chiến lược tương tự Nam - Bắc Hàn, mà thành quả là biến Phi Luật Tân, từ một nước xuất khẩu gạo trở thành một nước nhập khẩu gạo lớn ngày nay. Việt Nam dự trù tăng thêm  40- 50 000 ha  thiết lập các khu công nghệ mới, để  đạt 60 000- 80 000 ha diện tích khu công nghệ  vào các năm 2010 - 2015 và 120 000 ha vào năm 2020 . Năm 2009, Việt Nam đã  có 250 khu công nghệ diện tích là 63 170 ha, trong số này đã có 162 khu công nghệ  hoạt động, diện tích là 38 000 ha, chứa 3500 dự án  đầu tư tổng cọng  46. 9 tỉ đô la Mỹ,  phân nữa là  đầu tư ngoại quốc. Tranh chấp về tiền bồi hoàn ruộng đất chưa giải quyết dứt khoát ( tiền bồi thường chiếm 80% tổng ngân khoản đầu tư hạ tầng cơ sở ), cũng như  chưa dứt khoát về  toàn diện vị trí toàn khu công nghệ: thủ tục điều hòa tiền thuê đất; thiếu thốn hạ tầng cơ sở, tắt nghẽn giao thông, huấn nghệ công nhân- chuyên môn còn yếu kém.  Điển hình  ở Hà Tây là Khu công Nghệ Nam Hàn, đáng lý phải khánh thành năm 2009, đến nay vẫn chưa hoạt động, sau 3 năm cho phép xây dựng. Đô thị hóa tỉnh Hà Tây cũ cũng hổn  loạn không kém, nhất là tại  vùng đồi núi Ba Vì, cỗ thành (Sơn Tây ? ) và vùng Mỹ Đức Chùa Hương,  nơi có các hồ nhân tạo, sân gôn ( golf )  36 lỗ trước nhất cả nước thì phải ( ? ).
Sáp nhập tỉnh Hà Tây vào thủ đô Hà Nội năm 2008, âu cũng là một  cơ may mắn cho tỉnh nhà trong công cuộc đô thị hóa tỉnh. Hà Nội đang trình Quốc hội duyệt y, có thể  tháng 7 năm 2010, dự án  “ Hà Nội Lớn- Greater Hà Nội “,  biến Hà Nội thành một thành phố “độc đáo- original” thế giới, diện tích trên 13 000 km2 ( nay diện tích là 3 349 km2  và trước năm 2008 chỉ có 920 .97 km2 ). Dân số trước năm 2008 là 3.4 triệu nay là  6.5 triệu, dự trù  tăng đến 10 triệu dân năm 2030. Trong đó, 6 triệu sẽ sinh sống ở những vùng đô thị mới, 3 500 000 ở thành phố cũ và 500 000 ở làng xã  hiện hửu. Dự án do một nhóm  3 hảng cố vấn  góp phần thiết kế là Perkins EastMan - Hoa Kỳ, và hai hảng Hàn  Quốc ( Nam Hàn ) là Posco E&C và Jina PPJ, cùng  Viện  Kiến Trúc Kế Hoạch Đô thị và Nông thôn Việt Nam. Ở dự án mới, Hà Tây may mắn nằm trong  Hành Lang Xanh - Green Corridor , chiếm 60 %  diện tích, nhưng  dự liệu cố  duy trì 40%  cho khu vực Bảo tồn- Conservation  và 20 %  cho khu vực Phát triển, mà căn  bản cũng là Bảo tồn.              
   Cũng cố vành đai trắng ( sửa ) và vành đai xanh ( rau đậu , cây trái,  hoa kiễng ? ) Hà Nội Lớn .  
Chăn nuôi tỉnh Hà Tây năm 2000 chỉ mới chiếm khoảng 29% giá trị sản xuất nông nghiệp, còn khiêm tốn so với khả năng tỉnh, tuy rằng tỉ lệ  này đã cao hơn mức trung bình cả nước. Vì vùng Đồng Bằng sông Hồng  thuộc Hà Tây có nhiều ưu thế  trên phương diện đất trồng cỏ, đất trồng hoa màu cho gia súc và khả năng chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hà Tây nay thuộc thủ đô Hà Nội là bộ phận phía tây và phía nam  vành đai  rau, trái cây ( quả ), thịt. sửa, có giao thông tiện lợi với vùng  thủ đô cũ.
Đàn heo ( lợn ) Hà Tây luôn luôn tăng song song với  tăng sản lượng lúa và hoa màu. Năm 1999, Hà Tây đã có trên 830 000  con heo ( lợn ). Thịt xuất chuồng tăng, nhưng còn khả năng tăng thêm nữa, nếu  tân tiến thêm  tuyễn chọn lai giống di truyền   thích nghi đũ máu  các giống heo thịt mới thế giới, ngon, nhiều nạc, ít mỡ  và cải thiện, cận đại thêm phương pháp nuôi heo. Các huyện tăng nhiều thịt heo là Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thường Tín.
Chăn nuôi gia cầm đứng hàng đầu  mức tăng trưởng giá trị chăn nuôi Hà Tây.  Gia cầm  giết thịt  đã trên 7000 tấn năm 2000. Hoài Đức và Thường Tín là hai huyện có mức tăng cao nhất, nhưng không nên lơ là vệ sinh chuồng trại và ngừa trị các bệnh  bất ngờ bùng nổ dữ dội, chẳng hạn cúm gà ( cúm chim- avian flu ) phát hiện trước nhất ở Hà Tây ( ? ).
Thịt cá, thủy sản  được phát triển  cuối thập niên 1990, nhằm tận dụng  các hồ lớn chứa nước ( gần 4000 ha ), ao hồ  nhỏ ( 6000 ha ), ruộng một vụ ( 1000ha ). Hà Tây còn có 5 con sông, tổng chiều dài  là 408 km, có thể  bắt chước An Giang - Châu Đốc …, làm những nhà làng nuôi cá, dưới là lồng cá bè trên là những nhà mát mẽ, khách sạn, quán ăn… khang trang ? Sản lượng thủy sản 8000 tấn  năm 2000, có thể  tăng thêm nhiều, vì đã có nhiều hộ  kinh doanh cá lồng ( 16000 lồng năm 1999 ) ra đời.
 Thịt gia súc lớn  có phần giảm thiểu. Đàn trâu có khuynh hướng giảm dần. Năm  1999, cả tỉnh chỉ  còn  36 200 con trâu. Tăng trưởng đàn bò cũng thất thường. Năm 1999  có 89 4000 con.    
 May thay từ năm 200, Việt Nam đã phát động chương trình phát triển sửa và các sản phẩm nguyên liệu sửa, như sửa chua yogourt ở 33 tỉnh nước nhà. Năm  2000, Việt Nam chỉ có đàn bò sửa gồm  35 000 con. Năm 2006 đã lên đến 113 000 con, Sản xuất sửa nội địa từ 12 000 tấn năm 1990, tăng lên 51.400 tấn năm 2000, và 215 900 tấn năm 2006.  Vành đai  phía tây và phía Nam “Hà nội Lớn “ , thuộc tinh Hà Tây cũ  có đàn bò sửa lớn nhất các tỉnh miền Bắc, chiếm 28 % tống số, trong khi vành đai phía bắc Hà Nội chỉ chiếm 24 % , Sơn La 23 % , Tuyên Quang 8% , Vĩnh Phúc  4% , Bắc Ninh 3 % .  Mức sản xuất các sản phẩm sửa  năm 1980 chỉ mới đạt 41 700 tấn  ( 34.6 % mức tiêu thụ ) , 60 700 tấn năm 1990  ( 18.2 % mức tiêu thụ ) , 215 900 tấn năm 2006 (  35,5 % mức tiêu thụ. Mức tiêu thụ sản phẩm sửa ở Việt Nam đã đạt 9 kg mỗi đầu người, nhưng con số này còn thấp kém so với nhiều nước Á Châu. Việt Nam  năm 2005 đã phải nhập khẩu trên 500 triệu đô la Mỹ sản phẩm sửa từ Hoa Kỳ, Úc Châu, Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và Hà ( Hòa ) Lan . Chứng tỏ còn cần nhiều nổ lực mới, chấn hưng ngành sửa. Một số trở ngại  chánh phát triển  sản  phẩm sửa  trong nước đã được nói sơ qua ở bài lạm bàn phát triển tỉnh Thái Nguyên.  Hà Tây có nhiều ưu điểm để tăng gia sản xuất sản phảm sửa nội địa hơn cả, nhờ gần thị trường Hà Nội nhu cầu lớn, đã có đàn bò sửa lớn nhất các tỉnh miền Bắc, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm làm khế ước mua bán sửa ( trước 2008,  với hảng Nesltlé nay với công ty thực phẩm Anco food company ), đã có giống lai Holstein - Friesan  cao năng  3300- 3500 kg sửa/ một con /một năm ( hay cao năng hơn nữa ) , thay vì chỉ có 2100 kg/con/ năm  vào năm 1990. Nhất là đã  phổ biến loại cỏ VA06, một loại cỏ Việt Nam lai giống giữa giống cỏ   “Đuôi sói  - wolf tail “ nhập từ Nam Mỹ  La tinh với giống “cỏ Voi  - elephant grass” trong nước, nhiều chất dinh dưỡng, nhiều amino acids nuôi bò sửa.  Cỏ lai VA06 là một loại hòa bản không bảo hòa ánh sáng C4, ở điều kiện lý tưởng cho năng xuất  400-500 tấn / ha một năm, có khả năng nuôi tốt  40- 50 con bò sửa, và đã  được trồng trên 800 ha VA06 ở huyện Mỹ Đức ( ? ).   Tiểu nông Hà Tây còn có thể thay Mộc Châu - Lai Châu nuôi trâu sửa ( murrah Ấn Độ ? ) hay nuôi dê sửa  cao năng Úc Châu, Ai Cập, vài đảo Anh Quốc (?), bổ sung sửa bò .
Vành đai Xanh Hà Tây cần nhiều chuyễn hướng, biến chuyễn kịp thời với thay đổi thị hiếu  ăn uống mới của Thủ đô, theo kiểu tây phương Pháp, Ý, Bồ Đào Nha?. Trên phương diện hoa màu lương thực,  ngoài các loại rau đậu  đặc sản như rau sắng chùa Hương, các loại cà  ( cà láng , cà tím… ) vùng Ba Vì , hay quen thuộc miền Bắc,  gấc,  dưa chuột, các loai bầu bí ( mướp hương, bí đỏ, bí đao,  bầu, mướp rừng, …),  rau đay ( bố ) đậu bắp, các loài họ gừng riềng, tiểu đậu khấu , sa nhân ),rau má, cần ta, rau húng, rau dền, bố ngọt ( rau ngót ) họ cúc , họ thập tự (cúc tần ô, cải bẹ xanh,  cải ngọt , cải làn), hành ta , kiệu , hẹ , kim châm ( nụ hoa huệ ngày ), hoa thiên lý , kinh giới , năng , (mã thầy), củ ấu,  cẩu kỷ- cẩu khởi ( địa cốt ), chiếc bằng ( lộc Vừng ), củ đậu ( Pachyryzus oryzae ) v.v…   sao không thấy những làng rau hoa chuyên canh đậu cô ve , đậu hòa lan - petit pois , đậu rồng , đậu trắng, đậu rằn , đậu đỏ …nhiều giống cao năng đã tuyễn chọn ở Nam Mỹ, ở Úc ; rau muống đất khô( tuyễn chọn ở Đài Loan ),  măng tây,  su le, xà lách xon -(cresson ),  các loại cải bắp ( bắp sú ), cải hoa ( choufleur, cauliflower ), cải  hoa nụ ( broccoli),  cải đắng , cải bắc thảo  v.v… mà dân Hà Đông - Hà Tây và nguyên quán Nghệ Tĩnh  đã trồng nhiều ở vùng Đà Lạt - Lang Bian ( Lâm viên ), Tây Nguyên , theo các bậc thang, dọc thung lũng, vách đồi núi từ năm 1940  ? Tưởng cũng nên biết là  Hà Hội ngay cả ở mặt đường buôn bán 36 phố phường cũ Hà Nội ngày nay, còn rất ít thế hệ  thứ ba sinh trưởng tại đây chiếm giữ, vì  họ già nua, lùi về ở đàng sau các phố hay đã di tản và đã được thay thế bằng  cửa hàng các thế hệ trẽ hơn, từ các tỉnh trung du, châu thổ sông Hồng,Thanh Nghệ Tỉnh đổ về đây, sau 1954 ?.
Ngoài việc khảo cứu tăng cường các đặc sản nội địa cỗ truyền, có lẽ vành đai xanh nên cố gắng thêm nữa khuếch trương mạnh mẽ  các rau đậu bán nhiệt đới cao năng , cao phẩm ,nhắm xuất khẩu vì thế giới mỗi ngày mỗi thích tiêu thụ hơn, hay  khuếch trương nhiều loại rau đậu giống cao năng, cao phẩm  mới, cũ của khí hậu ôn đới nhưng chịu đựng nhiệt độ cao tốt hơn , vào vụ đông xuân cũng một phần nhắm vào xuất khẩu sang các nước ôn đới mùa đông quá lạnh lẽo. Như đã kể trên, thị trường Hà Nội có thể chuyễn hướng thị hiếu vào việc tiêu thụ thêm rau đậu, hoa màu, lương thực Tây Phuơng hơn (đặc biệt theo khuynh hướng Pháp hay khuynh hướng Nga Sô Viết cũ ? ). Vì vậy, có lẽ  thay vì trồng  mía làm đường, nên  xoay qua  trồng mía  ép nước xi rô ( thật tế năm 1999 Hà Tây chỉ còn trồng 400 ha mía, năng xuất kém cõi ); trồng củ dền ( củ cải làm đường Âu Mỹ )làm rau ngọt hay ép lấy nước đường, trồng bắp ngọt làm xi rô, bắp còn non hơn dùng để nưóng  chiên xào; khoai tây ( đã trồng khá nhiều vụ đông xuân khắp các huyện Hà Tây ): khoai lang( năm 1999, Hà Tây trồng được gần 3000 ha khoai lang , đặc biệt  ở Ba Vì và Phú Xuyên ) tuyễn  loại có đặc tính  xắt lát, xắt khoanh chiên ráng  như khoai tây, tuyễn chọn các loại đậu, một phần làm làm giá, thay vì chỉ  mới có giá đậu xanh, đậu nành ( đổ tương ), các giống đậu phụng ( lạc) hột to ít dầu  nhóm Virginia v.v…             
 Vành đai xanh Hà Tây, ngoài các  loại cỗ truyền như chuối, bưởi, dứa, mít, ổi …  còn có thể là  những làng vườn cây ăn trái ( ăn quả ) bán ôn đới chuyên canh. Hà Tây đã nổi tiếng trồng hồng Thạch Thất ( hồng tên khoa học là Diospyros kaki Linn., họ thị hay mun Ebenaceae ) trái hình tim, khi chín màu đỏ thẩm, thịt ( ruột ) rắn giòn ( trong khi thịt hồng Lâm Đồng thường dẽo ), ít hột ( hạt ), nhiều hột lép, trái bổ ra  vài ngày sau vẫn không chảy nước, không rụng tai , ăn ngọt mát. Cây hồng Thạch Thất sai trái, có khi đến  3000 - 4000 trái, không mấy thua kém cây hồng Nhân Hậu - Hà Nam,  cây hồng Hạ Trì- Phú Thọ. Trái hồng Thạch Thất khỏi cần ngâm vôi hay nước tro cho khỏi chát như hồng Lạng Sơn , một loại trái đỏ tươi như son, nhưng khá nhỏ. Muốn xuất khẩu thì phải tuyên chọn sau khi lai các giống địa phương với các giống ngoại quốc hay du nhập các giống hồng cao năng cao phẩm ngoại quốc đã biết, tỉ như giống Nhật  Fuyu( Fuyugaki ) , Hanafuyu,  Eureka , Hachiya ( hai giống  sau này ăn chát, phải ngâm trái mới hết chát như hồng Lạng Sơn vậy đó. Thứ hai là  mơ - apricot ( văn chương hay gọi là” mai “ ) tên khoa học là Prunus armenica L. ( Prunus mume S. & Z. ) như đã nói ở trên về các loài mơ Hương Tích - Chùa Huơng.  Mơ  vỏ vàng Hương Tích tuy có mùi thơm đặc biệt khi trái chín, nhưng trái nhỏ hơn mơ Vân Nam ,trái xanh đậm hình tim, vết tím ở cuống trái , mơ Đông Mỹ một biến dạng của  mơ Vân Nam. Có lẽ cần du nhập các giống mơ ngoại quốc  đã  tuyễn chọn, phổ biến ở Ca Li - Hoa Kỳ , ít yêu cầu lạnh như Early Gold , Newsatle , Nugget,  Perfection (Goldbeck ), Southern Giant, hay giống mới Snowball vỏ trắng, ửng hồng, thịt màu trắng.  Loài cây ôn đới và bán ôn đới thứ ba cho Hà Tây là  mận- plum  ( có lẽ nên gọi là mận tây để khỏi lầm với mận ta  là một loại roi, đào ta,  lý… họ Sim Myrtaceae  không phải họ hoa Hồng- Rosaceae ) tên la tinh là Prunus salicina Lindle.  Mận tây trồng được ở cao độ  900 - 1000 m so với mặt biển. Giống nổi tiếng nhất là  Mận Tam Hoa , nhập nội đầu tiên năm 1964 ở  Quảnh Ninh, trái khá to, vỏ tím xanh , ruột ( thịt ) tím đậm.  Mận Tả Vân vỏ tím ( mận đường ), ruột vàng ngọt, thích hợp cho đóng hộp, trái mềm dễ bầm dập, khó chuyễn vận đi xa. Nên thử nghiệm thêm những giống trái to, vỏ  đen chuyên chở đi xa được như các giống Ca Li, Hoa Kỳ : Friar, BlackBamber, Elephant Heart  trái to, vỏ lấm tấm tím, thịt đỏ như máu ( mận huyết ), Mariposa trái tròn, da xanh, thịt nâu đà.  Nên thí nghiệm ngay những giống lai mơ - mân ( Pluot , Plucot…) mới phổ biến những năm gần đây ở Ca Li, thịt pha lẫn hương vị mận tây và mơ - mai, trái to, vỏ khá dày, dễ chuyên chở đi xa, yêu cầu lạnh tương đối ít. Cũng không nên quên phát triển  các giống cây bơ - avocado , avocat , lựa  các giống  chịu lạnh khá như Guatemala, vỏ dày, cứng, màu xanh đậm thường biến thành màu  đỏ khi trái chín, hột nhỏ ,cơm ( thịt )  vàng xanh  hay các nhóm lai Antille x Guatemala , Guatemala x Mexico  đặc biệt  là giống lai Fuerte, trái xanh láng bóng, hình trái lê, khá to,  chịu lạnh khá, nhiều chất béo  ( 18-26% )   hay  giống  lai Haas vỏ tím , thịt ngon. Điểm đáng lưu ý là dưới bóng các hàng cây bơ , mơ mận …, có thể trồng cỏ cho súc vật ăn hay  trồng các hoa kiểng loại thích bóng râm.  Và thử nghiệm mảng cầu tây ( na tây )  Anona cherimola L. , yêu cầu nhiệt độ lạnh còn  ít hơn  cả hồng trái kaki nữa mà lại trồng tốt trên đất pha cát.  Sau cùng là, ngoài các giống dưa hấu mới, dưa gang tây( melon), dưa gang vỏ rỗ ( cantaloupe) đã biết, nên cố gắng lập những  làng vườn  luống dài ( lên vồng che phủ đất bằng bằng plastic … ) dâu tây - strawberries, trồng các giống ở   đã tuyễn vchon tốt ơ Nam bang Ca Li - Hoa Kỳ ,trái to, cũng ít dầm bập khi chuyên chở xa, kháng nhiều bệnh virus cây dâu , cao năng , cao phẩm; các làng vườn giàn dây kẻm  cây mâm xôi, dum ré sum - raspberries , framboises , trái đỏ, tím, đen, vàng. Và tai sao không, các vườn nhà kiếng, vòm kiếng  plastics, trồng thủy sinh hay không , các loại hoa hồng - roses, hoa lan , chậu kiểng bán ôn đới hay ôn đới , cũng  nhắm xuất khẩu vào mùa đông các xứ ôn đới ?

 
2- Hành lang Xanh- Green Corridor  đô thị hóa- công nghệ hóa vững bền, bảo tồn văn hóa đẹp xưa cũ, vựợt  hẳn  lên trên quan niệm vành đai xanh   
Quan niệm cho Việt Nam phải: vừa  duy trì tinh cách dẫn đạo của nước nhà trên  vài nông phẩm chính yếu thế giới, bảo đảm an ninh lương thực cho dân số gia tăng, nuôi sống họ đầy đủ dinh dưỡng  với nông phẩm sản xuất trong nước ít quốc gia trên thế giới hứing thú làm được;  vừa đồng thời  xây dựng  lảnh vực  công nghệ và kỷ thuật, mau đuổi kip tiến bộ kinh tế các nước tân tiến  Á Châu, đúng theo nguyên tắc phát triển kinh tế và  môi sinh vững bền ngày nay , trong khuôn khổ “ Hà Nội Lớn “,  là  việc thiết lập  hành lang xanh  phía tây lõi thủ đô cũ. Hành lang Xanh này  nằm  vào những  đồng bằng ngập nước - flood plains , hai bên bờ hai sông Đáy và sông Tích, nghĩa là phần lớn tỉnh Hà Tây cũ.  Căn bản Hành lang Xanh khác hẳn  vòng đai xanh .Vành đai xanh rất tĩnh và được kiểm soát chặc chẽ.  Hành lang Xanh mềm dẽo, uyễn chuyễn hơn, vì chấp  nhận cho vài hoạt động xanh xãy ra , nhưng vẫn duy trì nhiều mức độ bảo vệ- protection.   Bảo vệ sẽ gồm từ kiểm soát chặc chẻ đến phát triển căn cứ trên bảo tồn - conservation - based development “ , nghĩa là phù hợp, thích nghi, giúp  cho các làng  nghề tiểu công nghệ hay  chuyên canh thuần nông có chế biến nhiều ít hiện hữu, vẫn tiếp tục hoạt động được. Hành lang Xanh  cũng sẽ hoạt động tương tự thể thức một vành đai  xanh như  ở Hán Thành - Seoul hay Luân Đôn - London , Anh Quốc ; dự trù một biên giới  quanh các  vùng đô thị  hầu kiểm soát tránh phát triển  bừa bải hổn loạn , không kiểm soát như đã xảy ra ở những thành phố , thị xã,  thị trấn một vài tỉnh nước nhà  hiện nay. Điều này còn giúp cho những thị trấn vệ tinh  cơ hội phát triển thích hợp cạnh tranh -  more competitive hơn , phương thức dày đặc- compact way (  nhà tháp , nhà cao tầng … ) hơn ; và cũng giúp giải tỏa bớt dân số trung tâm Hà Nội hiện hửu, hổ trợ  cho ngành giao thông công cọng một thời cơ  làm ra những mối liên kết tốt đẹp  giữa các trung tâm đô thị mới, cũ. Lẽ nhiên  là còn thêm lợi ích có một không gian xanh mở rộng cho các thế hệ tương lai hưởng thụ không khí trong lành. Hy vọng trong những năm tới,vùng đô thị mới thị trấn vệ tinh Hà Tây ( Trục  thị xã Sơn Tây - Xuân Mai … )  sẽ  dựng lên tương tự  những khu  bất động sản , nhà ở, chung cư , thương xá cận đại Hà Nội như  Trung Hoa Nhân Chinh, Thương xá Garden  Mall Mê Trì - Mỹ Linh quậnTừ Liêm , thương xá đang xây cất Yên Sơ  quận Hoàng Mai,  thương xá Ciputra Mall  vùng đô thị mới Ciputra quận Tây Hồ v. v. .
              Vào tháng 3 năm 2010, Hà Tây  đếm được  120 làng nghề tiểu công nghệ,  10% tổng số làng nghề truyền thống tiểu công nghệ Việt Nam.  Số làng tiểu công nghệ Hà Tây đã tăng thêm,  so với năm 1998 chỉ đếm được 88 làng nghề truyền thống . Đây là tiềm năng lao động đặc thù của tỉnh, của nước nhà, một nguồn vốn qúy  cần huy động, bảo tồn , giúp cận đại thêm nếu cần. Đáng kể ra là làng dệt lụa Vạn Phúc, làng thêu Quyết Động , làng dệt may Hòa Xá,  làng Chuông làm quạt tay , làng nhận - nhét ngọc trai  Chương Mỹ, làng đan tre- mây Phú Vinh, làng  sơn mài  Tân Dân, làng khắc tượng gỗ chùa chiềng, lễ hội Sơn Đông, làng rèn Đa sĩ …Một số đã được ngoại quốc giúp đở làm tốt hơn , hợp thị trường xuất khẩu ngoại quốc hơn, và cũng được quốc  gia  nâng đở , hướng dẫn thêm .
 Hạn chế lớn nhất cho phát triển công nghệ,  dịch vụ Hà Tây là lực lượng  lao động tỉnh nói chung , có trình độ văn hóa  và kỷ thuật  vào loại thấp, so với  các tỉnh khác vùng Đồng Bằng Sông Hồng.  Vì thế  đào tạo sâu rộng  kỷ thuật chuyên  nghiệp thật là cần thiết, để nâng cao năng xuất lao động cũng như uy tín sản phẩm công nghiệp , trước yêu cầu của thị trường cận đại. Nổi bật hơn hết về công nghệ địa phương  Hà Tây là các xí nghiệp  sản xuất vật liệu xây dựng  như xí nghiệp xi măng Sài Sơn ( Quốc Oai ) , xi  măng Tiến Sơn (Mỹ Đức ), xí nghiệp gạch Văn Miến ( Mỹ Đức ), xí nghiệp gạch Cẩm Thạch ( Sơn Tây ), xí ngiệp đá Miếu Môn. Ngành thực phẩm, chế biến nông sản cũng khá phát triển  như  công ty liên hợp  thực phẩm Hà Đông và Phú Xuyên  nhà máy giấy,  rượu  (Phúc Thọ ). Hoạt động may mặc đáng kể  là các công ty may thêu Hưng Thịnh ( Hà Đông ), may thêu Sơn Hà ( Hà Đông ) , xí nghiệp dệt ( Sơn Tây ).
Năm 1998, có 11  xí nghiệp liên doanh với nước ngoài  đã hoạt động. Chủ yếu  xi nghiệp có doanh thu khá lớn là công ty thực phẩm 19/5 , công ty que ( đủa ) hàn Việt Đức, công ty máy kéo và máy nông nghiệp.
Mong rằng Hà Tây nhập vào “Hà Nội  Lớn “sẽ cũng cố được về tài chánh cũng như đào tạo kỷ thuật  tốt hơn để cải thiện các xí nghiệp vừa kể, mở mang thêm vào  nhiều ngành công nghệ mới, đặc biệt nhiều ngành  công nghệ tri thức ngày nay ( viễn thông,  điện tử , tin học, công nghê sinh học- biotechnologies v.v… ), các công nghệ thương mãi- ngân hàng, tài chánh, du lịch , tiêu khiển còn đang phôi thai, yếu kém ở  tỉnh nhà, chưa khai thác đúng mức tiềm năng của mình.

(  Irvine, Nam Ca Li, ngày 29 tháng 5 năm 2010 ).

Trở lại Trang Khoa Hoc
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 780408 visitors (2069762 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free