TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC CẦN THƠ
  Chuyên viên VN tại Africa
 
Lên mạng ngày 24/6/2010

 
CHUYÊN VIÊN VIỆT NAM TẠI PHI CHÂU
 
Trần Đăng Hồng, PhD
 
 

Biến cố lịch sử 30/4/1975 làm khoảng hai triệu người Việt Nam phải lìa bỏ quê hương để tìm nơi sinh sống ở xứ người. Ngoài số lực lượng quân đội và an ninh của Miền Nam ở mọi cấp bậc từ tướng tá đến binh nhì, có lẽ có tới hàng vài trăm ngàn trí thức, chuyên viên đã từng đóng góp cho sự phồn thịnh của Miền Nam trước 1975. Họ là các nhà giáo, giáo sư, thương gia, kỹ nghệ gia, kinh tế gia, bác sĩ, dược sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư đủ các ngành nghề, v.v. Họ được đào tạo trong một nền giáo dục nhân bản của thời Việt Nam Cộng Hòa hay trong thời Pháp thuộc, ở trong nước hay ở các nước tiền tiến Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Tài năng họ được xử dụng theo “chuyên”, không theo màu sắc chính trị, hay theo đặc ân của giai cấp.
Chưa có một thống kê về con số chuyên viên đã trốn thoát khỏi Việt Nam sau 1975, nhưng thiết nghĩ là một số lượng rất lớn. Một cuộc thăm dò nhỏ do chính tác giả thực hiện trong số đồng môn tốt nghiệp Kỹ sư các ngành Canh Nông, Thú Y Chăn Nuôi, Thủy Lâm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (sau đổi thành Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp, Viện Đại Học Nông Nghiệp, hiện nay là Đại Học Nông Lâm), từ khóa 1 (tốt nghiệp năm 1962) cho tới khóa 5 (tốt nghiệp năm 1967), tức là những chuyên viên có thời gian đóng góp rất nhiều cho nền nông nghiệp VN, từng giữ những chức vụ then chốt từ cấp Giám Đốc ở các Nha Sở trung ương cho tới cấp Trưởng Ty ở tỉnh, v.v. trước 1975.
Chẳng hạn, khóa 3 (mà tác giả là một thành viên) tốt nghiệp năm 1964 với 43 kỹ sư, thì có 33 người ở nước ngoài (77%). Trong số 43 nguyên kỹ sư này có 3 tốt nghiệp MSc và 7 PhD không có ai ở trong nước sau 1975.
Tổng số kỹ sư của khóa 5 khi ra trường năm 1967 là 85, trong số này có 8 người quá cố (một số trước 1975), 1 người không rõ tin tức, 19 người còn trong nước, và 57 người ra nước ngoài (75%). Khóa 5 cung cấp 8 MSc, 1 Doctorat de 3ème cycle,  và 11 PhD, thì chỉ có 1 MSc và 1 Doctorat de 3ème cycle còn ở trong nước.
Cũng tương tự như vậy, các khóa từ 1 tới 5 có 31 chuyên viên tốt nghiệp PhD, 6 Bác sĩ Thú Y, 1 MPhil và trên 30 chuyên viên có MSc. Trong số này chỉ có 2 PhD, 1 Doctorat de 3ème cycle, 1 MPhil, 4 MSc  và 1 Bác sĩ Thú Y còn lại trong nước sau 1975.
Trường Cao Đẳng NLS Sài Gòn đã đào tạo trên ngàn kỹ sư từ khóa 1 (tốt nghiệp năm 1962) đến khóa 13 (tốt nghiệp 1975), hàng vài trăm cấp MSc và cả trăm cấp PhD và Doctorat de 3ème Cycle, nhưng sau 1975 chỉ còn khoảng trên 100 kỹ sư, 3 PhD, 1 Doctorat de 3ème cycle, 1 MPhil, 4 MSc và 1 Bác sĩ Thú Y còn ở trong nước.
Về thành phần Ban Giảng huấn cơ hữu, Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp Sài Gòn niên khóa 1971-1972 có 74 thầy cô, trong số này không biết tin 14 vị, ở trong nước sau 1975 là 10 vị, và ở nước ngoài là 49 vị (83%).
Có lẽ các ngành ở các Đại Học khác cũng tương tự như vậy.
            Trong bài này, tác giả cố gắng thâu thập số chuyên viên Việt Nam có một thời làm việc “cho” hay “tại” Phi Châu. Làm việc “cho” Phi Châu là các chuyên viên làm việc chính nơi quốc gia cư trú (như Mỹ, Pháp, v.v.) nhưng có tham gia trong các chương trình phát triển Phi Châu (như làm tư vấn, consultant), soạn thảo dự án, v.v. cho Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), cơ quan Viện trợ Hoa Kỳ (USAID), v.v. và thỉnh thoảng có đi công tác ngắn hạn, vài ba tuần hay vài tháng, tại Phi Châu để lập dự án, theo dõi, đôn đốc, thẩm định (evaluation) chương trình theo nhu cầu của cơ quan tài trợ. Làm việc “tại” Phi Châu là các chuyên viên được cơ quan tài trợ gởi đến Phi Châu theo các hợp đồng (contract) dài hạn, từ một năm trở lên, để thực hiện các dự án ở địa phương, vùng, tại một quốc gia hay vài quốc gia lân cận.
            Khi đến định cư ở nước sở tại, chuyên viên nào cũng phải chọn ngành nghề thích hợp để sớm được an cư. Người may mắn có bằng cấp tốt nghiệp của nước định cư thì dễ dàng có công việc đúng chuyên môn sở học, người khác phải đi học lại ngành chuyên môn cũ (như Bác sĩ, Nha sĩ, v.v. tốt nghiệp ở VN), hay học ngành khác (ngành mới như computer, IT..), v.v. Một số khác đi làm chuyên viên “cho” hay “tại” các quốc gia trên khắp thế giới. Trong bài này tác giả chỉ đề cập đến số chuyên viên từng làm việc “cho” hay “tại” Phi Châu sau 1975.
            Phi Châu có lẽ là châu lục nghèo nhất, do khí hậu và đất đai bất lợi trong sản xuất nông nghiệp, đa số quốc gia còn trong tình trạng bộ lạc thường xuyên xung đột, giáo dục chậm tiến, không có nhiều chuyên viên chuyên môn và chuyên viên quản lý v.v., vì vậy đất nước không phát triển nhanh được. Do đó, Phi Châu được nhận nhiều dự án phát triển nhất, và đây cũng là dịp thuận lợi cho nhiều chuyên viên Việt Nam.
 
Tại sao các cơ quan tài trợ chọn chuyên viên Việt Nam làm cho các dự án phát triển của họ ở Phi Châu?
- Thứ 1, các chuyên viên Việt Nam được tuyển chọn đến Phi Châu là những chuyên viên tài giỏi đã được đào tạo bởi các đại học nổi tiếng trên thế giới ở chính các nước có chương trình tài trợ (như Mỹ, Âu Châu, Nhật, Úc) hay các nước trong khối tự do đồng minh (như Phi Luật Tân, Thái Lan..).
- Thứ 2, các chuyên viên Việt Nam đã từng có kinh nghiệm dồi dào, ít nhất cũng 5-10 năm, đã từng cống hiến tài năng trong việc phát triển Miền Nam phồn thịnh trước 1975.
- Thứ 3, điều kiện thích nghi xã hội, khí hậu, kinh tế, đến cả tâm lý của chuyên viên Việt Nam cũng gần gũi với điều kiện của Phi Châu hơn chuyên viên người Âu, Mỹ chính cống, nên dự án có nhiều cơ hội thành công hơn.
- Thứ 4, chuyên viên Việt Nam đều rành 2 ngôn ngữ chánh là tiếng Anh và tiếng Pháp, trong lúc chuyên viên Âu hay Mỹ chỉ biết một ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Ngôn ngữ chính ở Phi Châu hoặc tiếng Pháp, hoặc tiếng Anh. Các chương trình tài trợ phần đông là liên quốc gia, cần thông thạo cả hai ngôn ngữ. Đó là ưu thế của chuyên viên Việt Nam.
-Thứ 5, vì các đàn anh đi tiên phong trong lãnh vực phát triển Phi Châu từ thập niên 70 được các giới chức chánh phủ ở Phi Châu và các định chế tài trợ quốc tế đánh giá cao vì những kết quả cụ thể và tốt đẹp thu gặt được, và đã lưu lại những ấn tượng tốt đẹp. Vì vậy, khi duyệt xét danh sách và tiểu sử các chuyên gia ứng viên vào một dự án nào đó, chuyên gia gốc Việt Nam có chiều hướng được lựa chọn dễ dàng.
 
Tại sao các nước Phi Châu thích chuyên viên Việt Nam hơn?
Sau một giao kèo, thường là rất thành công với chuyên viên gốc Việt, các nước Phi Châu thường yêu cầu giữ các chuyên viên Việt Nam ở lại tiếp tục giao kèo mới, ngoài lý do chuyên môn cần thiết, còn có nhiều lý do:
            - Việt Nam có cùng một lịch sử bị Tây Phương đô hộ như họ, nên dễ đồng cảm. Đặc biệt, các quốc gia nói tiếng Pháp (Francophone) ở Phi Châu thích chuyên viên VN từng học tại Pháp, nên họ tuyển dụng chuyên viên VN như công chức của họ nhưng theo quy chế ưu đãi về lương phạn hơn công chức chuyên viên bản xứ.
- Việt Nam cũng là nước chậm tiến, họ thấu hiểu hoàn cảnh hậu quả chiến tranh do đó dễ dàng thông cảm.
            - Chuyên viên VN không tự tôn, không coi thấp đồng nghiệp bản xứ như các chuyên viên Âu Mỹ, và dễ dàng sống hòa đồng ở địa phương.
            - Chuyên viên VN chuyên cần, đầy nhiệt huyết, phục vụ đất nước họ như chính phục vụ cho đất nước mình.
 
Tại sao chuyên viên Việt Nam làm việc nhiều ở Phi Châu?
Sau 1975, vì nhu cầu phải ổn định gia đình vợ con ở nước định cư, trong khi chờ đợi chọn nghề nghiệp thích ứng, chuyên viên Việt Nam chọn bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là có nhiều tiền, và nơi có an ninh tương đối (không có chiến tranh tàn khốc như ở VN). Các quốc gia nghèo ở Phi Châu được tài trợ nhiều nhất, nên chuyên viên VN vì vậy làm việc ở Phi Châu nhiều nhất. Đa số, họ đến Phi Châu một mình, vợ con vẫn ở nước định cư. Cũng có một số, dẫn vợ và con thật nhỏ theo ở Phi Châu, nhưng con cái ở tuổi đi học thì gởi bạn bè, thân nhân ở nước định cư. Họ hy vọng, sau một vài giao kèo làm việc, khi có tiền khá nhiều thì về lại nước định cư, tìm nghề nghiệp vững chắc hơn, hay kinh doanh. Mục đích chính là họ hy sinh để cho gia đình vợ con được an cư, con cái theo đuổi việc học hành cho tới thành tài ở nước định cư.
Vì vậy, trong bài này tác giả chỉ giới hạn vào số chuyên viên Việt Nam hoặc đã trốn thoát ra khỏi Việt Nam hoặc tiếp tục ở hải ngoại sau thời gian du học, tu nghiệp, hay công tác, vì biến cố 1975, và từng có thời gian làm “cho” hay “tại” Phi Châu. Dĩ nhiên, danh sách này chưa được đầy đủ, chú trọng nhiều ở số chuyên viên nông nghiệp mà tác giả có nhiều thân hữu làm việc ở Phi Châu, và chỉ tập trung ở thế hệ 1. Tác giả cũng biết ở thế hệ 2, nhiều con em cũng có đến làm việc ở Phi Châu, ngắn hạn hay dài hạn. Từ giữa thập niên 2000, cũng có một số chuyên viên VN được chính phủ VN cho phép hay gởi đến Phi Châu, nhưng không nằm trong phạm vi bài này.
Để được danh sách này, tác giả đã liên lạc với các chuyên viên (*) để được cung cấp tài liệu cá nhân. Các vị chuyên viên khác (không có dấu *) là được các vị trên (có dấu *) cho biết là có gặp ở Phi Châu, tuy nhiên không nhớ rõ chính xác thời điểm và công việc.
 
DANH SÁCH CHUYÊN VIÊN (danh tánh được xếp theo thứ tự vần abc).
 
DR TRN VĨNH AN
Dạy Đại Học Nông Nghiệpở Bamako, Mali trong thập niên 1980s.
 
DƯƠNG NGHIỆP BẢO* (Bernard Donge)
Nguyên Tổng Thanh Tra của ADB (Ngân hàng Phát Triển Á Châu, Asian Development Bank), đã làm việc cho nhiều nước Phi Châu với tư cách tham vấn của Ngân Hàng Thế Giới (2000-2010): Madagascar, Benin, Morocco, Côte d'Ivoire, Senegal, Togo, Ghana, Burkina Faso. Đã nhận 3 giải thưởng của World Bank: 2 giải thưởng cá nhân (về công tác tại Phi Châu 2000 và 2006 ), và một giải thưởng đồng đội, vì đã tham dự chương trình cải tổ tài chánh công tại Việt Nam năm 2000 và 2005. Chương trình này được chọn là Dự án có nhiều ảnh hưởng nhất trong các dự án của World Bank trên toàn thế giới năm 2008.
 
LÂM TÔ BÔNG (quá cố)
Nguyên Tổng Giám Đốc Công Ty Bông Vải Sicovina, Giám đốc Tiểu Công nghệ Việt Nam trước 1975. Được biết Ông làm cố vấn chương trình phát triển tiểu công nghệ ở Madagascar do UNDP (United Nations Development Programme) tài trợ.
 
DR TRẦN VĂN CẢNH
Chuyên viên về "bịnh cây cao su" của cơ quan CIRAD Montpellier (Centre International de la Recherche Agronomique pour le Dévelopment). Ông làm ở Côte d'Ivoire khoảng 1980-1995, sau đó ở Gabon. Nhiều lần công tác ở VN do Pháp tài trợ.
 
FRANCIS CẦN (Ngô Huy Cần, PhD, quá cố)
Nguyên Giảng Viên trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Chuyên viên bảo vệ mùa màng trong vùng Ziguinchor (ở nam Senegal) trong Dự án Phát triển Nông Nghiệp ở Casamance, Senegal, từ tháng 4/1982 đến tháng 7/1986. Dự án do USAID (United States Agency for International Development) tài trợ.
 
NGUYỄN PHÚC CHÂN (quá cố), PhD
Kỹ Sư Chăn Nuôi (Sài Gòn), Cao học Kinh Tế (USA), PhD (USA), nguyên Chuyên Viên Nha Giáo dục Nông Nghiệp/Saigon.
Từ 1977 đến 1987, chuyên viên cố vấn nông nghiệp ở các nước Senegal, Mauritania, Chad, Zaire, do USAID và World Bank tài trợ.
 
NGUYỄN VĂN CHIỂU, KS Cầu cống (Pháp)
Nguyên Tổng Giám Đốc Cảng Sài Gòn thời VNCH, làm cố vấn ngành hải cảng cho Mauritania.
 
CAO XUÂN CHUẨN, Tiến sĩ khoa học nguyên tử (Paris).
Làm ở Algeria.
 
TRẦN LƯU CUNG*
Nguyên Giám Đốc Kỹ Thuật Học Vụ (1963-66), Thứ Trưởng Giáo Dục đặc trách Giáo Dục Kỹ Thuật (1966-68), Tổng Giám Đốc Giáo Dục Kỹ Thuật (1968-72), Thứ Trưởng Giáo Dục đặc trách Đại Học và Kỹ Thuật (1969-71), Phụ Tá Tổng Giám Đốc Công Ty Vecco trực thuộc Bộ Công Chánh (1972-74).
1974-1976: Chuyên viên giáo dục kỹ thuật của UNESCO tại bộ Giáo Dục Cameroon, cố vấn và giúp soạn thảo dự án giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp để nạp trình các cơ quan tài trợ World Bank, UNDP, Cộng Đồng Châu Âu và Viện Trợ Song Phương.
1976-1981: Trưởng Đoàn Chuyên Viên Quốc Tế của UNESCO tại Zaire, phụ trách thiết lập và điều hành Học Viện Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật với sự tài trợ của World Bank và UNDP.
1981-1984: Chuyên viên Giáo Dục Kỹ Thuật tại UNESCO/Paris tham gia soạn thảo chương trình và dự án phát triển giáo dục Kỹ Thuật của các Quốc gia Cameroon, Zaire, Benin, Congo, Mali, Tunisia.
1984- 2000: Chuyên viên của Ngân Hàng Thế Giới/Washington, tham gia sọan thảo dự án cải tiến/phát triển cơ cấu tổ chức và nhân lực của khu vực công trong khuôn khổ chương trình tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới và IMF (Structural Adjustment Program). Cơ quan liên hệ gồm Bộ Kế Hoạch, Tài Chính, Kinh Tế và những cơ quan tự trị, cấp thủy, đường xá, thủy vận, hỏa xa, hầm mỏ, v.v. tại Zaire, Burundi, Rwanda, Madagascar, Comoros; đăc biệt phụ trách lập và theo dõi những dự án phát triển nhân lực, dự án huấn luyện tại chức, tu nghiệp ngắn và dài hạn trong và ngoài nước với mục đích yểm trợ chương trình cải tổ cơ cấu, hữu hiệu hóa các cơ quan nói trên của chính phủ, giảm bớt nhân số và thay lần chuyên viên ngoại viện.
Ngoài ra, Ông còn có những hoạt động khác như: (i) Soạn thảo dự án phát triển cộng đồng tại Comoros; (ii) Thẩm lượng kết quả của dự án “Xóa Nghèo” (Poverty Alleviation Project) tại Sri-Lanka; và (iii) Thẩm lượng kết quả của dự án “Lao Polytechnic Institute” tại Vientiane, Laos.
 
VŨ VĂN CỬ*, PhD (USA)
Nguyên Giảng Viên Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1966-1970).
1979-1980: Senegal. Chuyên viên nông nghiệp của USAID tại Senegal. Công tác chánh gồm (i) Hoàn thành chương trình thủy nông để gia tăng diện tích canh tác lúa dọc theo sông Senegal thuộc tỉnh Bakel; (ii) cải thiện canh tác sản xuất bắp và millet qua các biện pháp thủy nông; và (iii) du nhập các giống lúa, bắp, millets cao sản và có khả năng thích ứng điều kiện phong thổ địa phương (như khô hạn và gió mạnh..).
Sau 1980: chuyên viên khảo cứu Bộ Canh Nông Hoa Kỳ, kiêm GS phân khoa Nông học trường Đại Học Florida.
 
NGUYỄN BỈNH CƯƠNG, Kỹ sư Phú Thọ, PhD École Nationale des Arts et Métiers / Đại học Paris-Jussieu.
Được biết Ông làm Chuyên viên cho chính quyn Côte d’Ivoire.
 
NGUYỄN KIM CƯƠNG*
Kỹ sư Kiều Lộ (École Nationale des Ponts et Chaussées - Paris), tốt nghiệp năm 1969.
Nguyên Phó Giám Đốc Phát Triển Đầu Tư tại Quỹ Phát Triển, Ngân Hàng Quốc Gia (1972-1974), trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư, giúp các doanh nhân thực hiện các dự án đầu tư; nguyên Tổng Giám Đốc Ngân Sách Phát Triển tại Bộ Kế Hoạch (1974-1975), trách nhiệm quản trị ngân sách đầu tư đầu tiên của VNCH (100 triệu US$); Trưởng phái đoàn thương thảo với Chính Phủ Pháp và ký kết thỏa ước Pháp-VNCH (1974) tài trợ phát triển (100 triệu FF).
1975: Định cư tại Pháp và bắt đầu công tác tại Phi Châu
1975 – 1989: Cố vấn kỹ thuật tại Tổng Nha Kiều Lộ, Cộng Hoà Zaïre cho các dự án kiều lộ của Ngân Hàng Thế Giới và Liên Hiệp Âu Châu. Cố Vấn Trưởng cho Quản Trị Viên Kỹ Thuật. Thành viên Ủy Ban Đấu Thầu của Tổng Nha Kiều Lộ. Trách nhiệm xây dựng và bảo trì toàn bộ hệ thống đường nhựa và cầu của Cộng Hòa Zaïre (2,34 triệu Km2). Công trình quan trọng nhứt là cây cầu treo ở Matadi (dài 722 thước, cầu xa lộ và thiết lộ dài nhất thế giới vào thời điểm 1980).
1989 – 1991: Chuyên viên của khối Liên Hiệp Âu Châu, Cố vấn cho Bộ Kế Hoạch Cộng Hòa Zaire với chức vụ Tổng Thư Ký Ủy ban hỗn hợp Liên Hiệp Âu Châu - Cộng Hòa Zaïre, trách nhiệm quản trị quỹ đối giá của Liên Hiệp Âu Châu nhằm tài trợ các dự án phát triển.
1992 – 2003: Chuyên gia về hạ tầng cơ sở của hãng kỹ sư tư vấn Louis Berger – văn phòng Paris, trách nhiệm vùng Phi Châu và Đông Âu. Nghiên cứu, thẩm định và thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng cơ sở tại các nước Sénégal, Mali, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinée, Malawi, Ethiopie, Burundi, Algérie, Maroc, Roumanie, v.v.
2003- 2007:  Thủ trưởng cơ quan quản trị Chương trình tái thiết khẩn cấp hạ tầng cơ sở sau chiến tranh tại Cộng Hoà Congo do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ với ngân sách 1,7 tỷ US$. Trách nhiệm xây dựng lại toàn bộ hệ thống đường lộ, cầu cống, thiết lộ, đường thủy vận, hải cảng, phi cảng, hệ thống điện lực (với đập nước Inga có tiềm năng lớn nhứt thế giới) và cấp thủy của Cộng Hòa Congo.
2008 – tới nay:  Chuyên gia cố vấn Chính Phủ Maroc trong Chương trình xây dựng 15.500 cây số hương lộ. Trưởng phái bộ yểm trợ kỹ thuật cho chương trình hương lộ nhằm khai thông vận chuyển cho hơn 3 triệu dân ở nông thôn. Chương trình được hơn 10 định chế quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu, Ngân Hàng Đầu Tư Âu Châu, Chính Phủ Pháp, Ý, Nhựt, v.v. tài trợ với ngân sách 2 tỷ US$.
 
CHU TAM CƯỜNG
Nguyên Phó Tổng Cục Truởng Gia Cư, được biết làm tại Gabon, Congo và nhiều nuớc Phi Châu khác.
 
HỒ HÁN DÂN*, Bác sĩ Thú Y.
Nguyên Giám đốc Thảo Cầm Viên Saigòn.
2/1979 - 6/1984: Chuyên viên Khuyến Nông cho Dự án Phát triển Nông Nghiệp ở Casamance, Senegal, do USAID tài trợ.
2/1986 – 12/1990: Trưởng Dự án phát triển và thích nghi hóa các giống trâu gốc Á Châu du nhập vào Senegal, do USAID tài trợ.
 
NGHIÊM XUÂN ĐÀI
6/1984 - 12/1991: Chuyên viên khuyến nông/sản xuất ngũ cốc tại Congo Belge/Zaire do USAID tài trợ, trong dự án phát triễn nông nghiệp Bắc Shaba/Zaire.
 
GS BÙI QUANG ĐẠT*
Nguyên Giáo Sư tại Department of Economics and Business Administration, Bowie State University, MD, USA. Kể từ 1985, GS làm tư vấn cho những tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (United Nations), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), Ngân Hàng Thế Giới (WB) tại nhiều quốc gia Á Châu, Nam Mỹ và Phi Châu, và là tác giả của nhiều bản phúc trình và khảo luận về vấn đề phát triển kinh tế cuả các quốc gia đang phát triển.
Tại Phi Châu, GS đã giảng dạy tại Université Nationale d’Abidjan (Côte d’Ivoire) trong cuối thập niên 1970s. GS làm tư vấn cho WB hay USAID phụ trách phát triển kinh tế, tài chánh, chính sách tiền tệ, hối đoái, thẩm định các chương trình tài trợ, vì vậy công tác thường xuyên đến Phi Châu. Chẳng hạn chương trình phát triển kinh tế cho Madagascar, Comoros (WB, 1985-1986); thẩm định ngân sách Burundi (WB, 5-6/1988); cải tổ chính sách tiền tệ Liberia (USAID, 7-8/1988 và 11-12/1988); thẩm định chương trình phát triển nông nghiệp Niger (USAID, 1-3/1989); thẩm định cải tổ kinh tế Mali (USAID, 5-6/1989); Trưởng đoàn cố vấn kỹ thuật chương trình phát triển liên Bộ Giao Thông & Công Chánh tại Cộng Hòa Trung Phi (WB, 9/1990 – 2/1991); Trưởng đoàn/ Chuyên Viên Ngân sách, cố vấn kỹ thuật cho chương trình hóa ngân sách, kiểm soát và quản trị tài chánh của Bộ Công Lý Madagascar (USAID, 5-7/2000).
Ngoài Phi Châu, GS còn tham gia nhiều chương trình khác tại Á Châu và Nam Mỹ trong lãnh vực phát triễn kinh tế, tài chánh.
 
TRẦN VĂN ĐẠT*, PhD
Nguyên Chánh Sự Vụ Sở Lúa Gạo Bộ Canh Nông.
Từ 1977 đến 1980: USAID, Ouagadougou, Haute Volta:
- Công tác tư vấn thiết lập phòng Thí Nghiệm Hạt Giống cho USAID tại Ouagadougou trong hai tháng hè 7-8/1977 và huấn luyện nhân viên về các phương pháp thử nghiệm hạt giống, như độ nẩy mầm, độ thuần hạt giống, xử dụng các thiết bị đo độ ẩm, độ cứng, sức dẻo dai, xay chà, lấy mẫu giống, v.v.
- Thực hiện hai gieo kèo kỹ thuật viết về tài liệu xử dụng phòng thí nghiệm hạt giống và huấn luyện nhân viên bản xứ về công nghệ hạt giống căn bản.
Từ 1981-1982: USAID, Bamako và Gao, Mali:
- Chuyên gia lúa gạo cho dự án Lúa và Lúa Miến ở Vùng Gao, Mali: Cố vấn về sản xuất lúa gạo, soạn thảo chương trình thí nghiệm lúa và tham gia huấn luyện về lúa và hệ thống lúa-lúa miến trồng ven sông Niger trong mùa nước ngập và mùa khô.
- Cố vấn cho USAID về chương trình thí nghiệm lúa ở Mali.
Từ 1982-1984: FAO, Bobo Dioulasso, Haute Volta:
- Chuyên gia lúa gạo cho dự án FAO/UNDP về Chương Trình Thí Nghiệm Lúa ở nước Haute Volta (bây giờ Burkina Faso), tại Trung Tâm Thí Nghiệm Nông Nghiệp Farako Bâ, vùng Bobo Dioulasso, cách thủ đô Ouagadougou 350 km.
- Cố vấn chương trình lúa quốc gia và sản xuất lúa giống cung cấp cho Sở Hạt Giống Quốc Gia Mali.
Từ 1984 đến 2004: FAO, Rome, Italy, với tư cách Chuyên Gia và Chánh Chuyên Gia:
- Làm tư vấn, soạn thảo và theo dõi nhiều dự án và kế hoạch Phát triển Lúa gạo ở Châu Phi: Burkina Faso, Burundi, Chad, Ghana, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Madagascar, Mali, Mozambique, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Tanzania, Zambia.
- Phát triển chương trình lúa lai ở Ai Cập.
- Tổ chức nhiều cuộc họp và huấn luyện cấp vùng về lúa gạo cho miền Đông Phi và Tây Phi.
- Tham gia tư vấn trong các cuộc họp về Khảo cứu lúa gạo của IITA (International Institut of Tropical Agriculture, Viện nghiên cứu quốc tế nông nghiệp nhiệt đới) và WARDA (West Africa Rice Development Association, nay đổi là Africa Rice Center Trung tâm Lúa Gạo Phi Châu) ở Châu Phi.
Ngoài Phi Châu, còn công tác rất nhiều nước khác ở Mỹ Châu và Á Châu, trong đó có Việt Nam.
 
BỬU ĐÔN
Nguyên Tổng Trưởng Bộ Công Chánh, làm cố vấn cho một công ty ở Côte d’Ivoire.
 
NGUYỄN CÔNG ĐỨC (quá cố năm 1992),
1980-1992: Burkina Faso: chuyên viên về địa chất, giếng khoan và nước uống cho các làng mạc.
 
BS NGUYỄN TIẾN ĐỨC, Bác sỉ Y Khoa
Nguyên phục vụ ở Bệnh viện Vì Dân Sài Gòn. Được biết làm ở Rwanda và Somalia về Y tế công cộng, do USAID tài trợ.
 
CUNG HỔNG HẢI*, Kỹ sư Ecole Centrale de Paris.
Ông là một chuyên gia kinh tế, chuyên về Kế toán ngân sách quốc gia, Mô hình kinh tế, Kế hoạch phát triển, Hoạch định hệ thống ngân sách, và Thẩm định dự án. Ông làm tư vấn cho World Bank, chính phủ Pháp, hay chính phủ các quốc gia đến công tác (như Côte d’Ivoire, Gabon). Ông cũng là một chuyên gia về IT. Ông hoạt động ở 8 nước Phi Châu gồm: Côte d’Ivoire, Burkina-Faso, Cape Verde, Cameroon, Gabon, Senegal, Niger và Madagascar. Sau đây là vài ví dụ về hoạt động chánh:
Tại Côte d’Ivoire, làm tư vấn về thẩm định dự án, khoản nợ (debt review), hoạch định các chương trình phát triển, hoạch định ngân sách quốc gia; thiết lập database về ngoại thương, quản trị các khoản nợ nước ngoài.
Tại Gabon, làm tư vấn về thẩm định dự án, khoản nợ, hoạch định các chương trình phát triển, hoạch định ngân sách quốc gia.
Tại Niger: Hoạch định kế hoạch về IT.
Tại Senegal: Thiết lập Chương trình IT cho cơ quan Senegal River Authority.
Tại Madagascar: Thiết lập databases cho lảnh vực kỹ nghệ Madagascar, IT cho Ngân Hàng.
            Ngoài Phi Châu, Ông còn công tác ở Việt Nam, Guyana về huấn luyện IT, Kế toán ngân sách, mô hình kinh tế.
 
VƯƠNG HU HI, PhD về Pathology.
Làm việc ở Vin Khảo Cứu Nông Nghiệptại Bamako (Mali).
 
VÕ THỊ HẢI*, Doctorat de 3ème Cycle về Thảo mộc bệnh học (Université de Paris VI), Di truyền và cải thiện giống cây (Université d’ORSAY).
Nguyên Giảng Viên trường Cao Đẳng NLS Sài Gòn.
1976-1977: Brazzaville, Congo. Nghiên cứu về bệnh lý học cây cà chua, do ORSTOM tài trợ.
1980-1982: Đào tạo, giảng dạy môn Bệnh Lý Thực Vật cho cấp kỹ sư ở Học Viện Kỹ Thuật Nông Nghiệp Dschang, Cameroon trong chương trình viện trợ của Pháp. 
1982-1983: Tham gia dự án cải thiện năng xuất và phẩm chất tại liên hợp kỹ nghệ nông nghiệp Société Bertin và Mansoumba của Congo Brazzaville.
1986-1995: Hàng năm công tác nghiên cứu cho Công Ty Socotra tại Côte d’Ivoire, mỗi lần tối thiểu cũng một tháng.
 
NGUYỄN PHƯỚC HẬU
Giảng dạy môn Thống Kê tại Côte d’Ivoire.
 
PHẠM NGỌC HIỆP, PhD
Làm nghiên cứu nông nghiệp cho Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Lúa Mì và Bắp (International Maize and Wheat Improvement Center, CYMMIT, Mexico) tại phân vùng Zimbabuwe.
 
ĐÀM VĂN HOÀNG, Doctorat de 3ème cycle Kinh tế Paris.
Được biết làm ở Cộng Hoà Trung Phi do viện trợ Pháp, và ở Rwanda do World Bank tài trợ.
 
ĐẶNG THÀNH HỔ*, PhD.
1981-1985: Kenya. Làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc tế Côn Trùng (International Centre for Insect Physiology and Ecology - ICIPE) ở Nairobi và tại trạm nghiên cứu West Nyanza chuyên về côn trùng trên lúa, bắp, đậu bò (cowpea) và lúa miến (sorghum).
Ngoài Phi Châu, còn công tác ở Solomon Islands (1986-1987) trước khi về lại Australia làm cho Bộ Nông Nghiệp.
 
TRƯƠNG ĐINH HUÂN*
Nguyên Giám Đốc Nha Nông Cơ (cơ quan tự trị, tự túc tài chánh thuộc Bộ Canh Nông), GS môn Nông Cơ tại trường Cao Đẳng NLS Sài Gòn, Phó Tổng Giám Đốc Nông Nghiệp đặc trách Chương Trình Phát Triển Hậu Chiến.
Di tản đến Hoa Kỳ năm 1975.
Từ 1979 đến 1990: Gồm các nước Senegal, Tchad, Sa mạc Sahara.
1979 - 1986: Senegal – Gồm các dự án:
-         Dự án PIDAC (Projet Integré de Developement Agricole de la Casamance) phát triển đồng bằng sông Casamance, với chức vụ Kỹ Sư Trưởng, sau này lên chức Trưởng Đoàn Chuyên Viên. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu, thiết lập hồ sơ, xây cất một số đập ngăn mặn (anti-salt dams) tại vùng Casamance. Dự án bao gồm việc huấn luyện một số kỹ sư bản xứ trong việc nghiên cứu xây cất đập, giếng nước, v.v., và huấn luyện một số cai thầu trở thành nhà thầu biết xử dụng một số máy móc như máy trộn hồ (betonniere), máy ép hơi (compresseur) do Ông nhập cảng từ Hoa Kỳ. Dự án rất thành công vì thặng dư ngân khoảng (nhờ hối xuất US dollar thay đổi), nên thực hiện một số công tác nhiều hơn dự trù. Chẳng hạn, dự án dự trù tổng quát thực hiện 4 đập nhỏ, nhưng cuối cùng chương trình đã hoàn thành 7 đập, và hoàn tất nghiên cứu 9 hồ sơ đập lớn và nhỏ. Cũng trong Dự án này có BS Thú Y Hồ Hán Dân, Francis Cần.
-         Dự án BAKEL (phía Bắc Senegal). Tương tự như dự án PIDAC. Trong dự án này có sự tham gia của các TS Lê Nguyên Khôi, Vũ Văn Cử, Nguyễn Văn Ni, Nguyễn Thế Thiệu.
Ngoài ra, từ 1987 đến 1990, tham gia một số chương trình ngắn hạn như:
-         Chương trình thiết kế dự án tương tự trong vùng sa mạc Sahara, Tchad.
-         Chương trình thẩm định Dự án ở St Louis/ Senegal.
-         Chương trình thẩm định Dự án Bakel sau khi hoàn thành.
 
DR CAO THÁI HƯNG
Làm cho ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics) tại phân vùng Phi châu ở Niger.
 
PHẠM THANH KHÂM*
Tốt nghiệp Kỹ Sư Canh Nông (Sài Gòn), Cao học Kinh tế Nông Nghiệp (USA), nguyên Giám Đốc Nha Canh Nông.
Tại Châu Phi:
Trong suốt 3 năm (1975-1978), Ông thường xuyên đi công tác ngắn hạn ở Tây Phi Châu gồm: Senegal, Mauritania, Niger, Burkina Faso, Chad and Mali, để điều nghiên về phân bón và canh nông, do USAID tài trợ.
Sau thời gian này, Ông thực hiện nhiều dự án dài hạn:
- Somalia (1980): Với chức vụ Chánh Chuyên Viên Nông nghiệp, nâng cấp, cải thiện dự án thủy nông Afgoi Mordil ở Somalia, để dẫn thủy cho 10.000 ha, đồng thời cải thiên lề lối canh tác mới với các hoa màu mang lợi tức cao hơn.
- Guinea (1980-1983) Cố vấn chương trình lúa gạo ONADER ở Conakry, do World Bank tài trợ, gồm cải thiện nghiên cứu lúa gạo ở các trại nghiên cứu lúa ở Koba, Baro, và Gueckedou; đưa vào Guinea hệ thống canh tác lúa nước, áp dụng hệ thống dẫn nước thoát nước, ngăn chận nước mặn tại Koba, áp dụng hệ thống bơm nước nhỏ tại Gueckedou cho lúa nước cao năng xuất. Trước đây Guinea chỉ biết canh tác lúa rẫy, năng xuất kém.
- Côte d’Ivoire (1984), hoạch thảo chương trình nghiên cứu và phát triển cơ quan IDESSA (Viện Nghiên Cứu vùng đất khô hạn savannah, nay là Centre Ivoirien de Recherches Technologiques, CIRT).
- Nigeria và Senegal (1985-1987): phân tách kinh tế nông nghiệp.
- Cameroon (1998-1990): Chánh Chuyên Viên Nghiên cứu, phụ trách quản trị các chương trình nghiên cứu, huấn luyện chuyên viên bản xứ, cố vấn nghiên cứu về cây hoa màu và cây ăn trái tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp ở Yaounde.
- Zaire (1991): Trưởng Cố Vấn cho Bộ Nông Nghiệp Zaire biên soạn và phối trí chương trình phát triển ngũ niên. Năm 1995, Ông trở lại Zaire để đánh giá phát triển lúa nước. Do UNDP và FAO tài trợ.
- Tanzania và Madgascar (1993): Chánh chuyên viên nông nghiệp, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa nước và du nhập các giống lúa nước Á châu vào Tanzania, Madagascar, do FAO tài trợ.
- Niamey, Niger (1993): Đánh giá công trình thủy nông gồm hồ chứa nước, các đập nhỏ, giếng nước, máy bơm, hoạt động nghiên cứu hoa màu v.v., do UNDP tài trợ.
- Mali, Burkina Faso, Senegal, Guinea – Conakry (1994): Trưởng đoàn lượng định của FAO đến 4 quốc gia này để đánh giá sự phát triển canh tác lúa nước với các giống lúa nước du nhập từ Á châu.
- Mauritania và Senegal (1996): Trưởng đoàn chuyên viên, đến 2 quốc gia này để thẩm định và hỗ trợ chương trình thực phẩm, kỹ thuật canh tác lúa, v.v.
- Sierra Leone (1997): Hỗ trợ chương trình canh tác lúa nước, do UNDP và FAO tài trợ.
- Liberia (2008-2009): Chương trình phát triển lúa gạo Bộ Nông Nghiệp Liberia và sản xuất lúa gạo, cố vấn thiết lập ngân hàng hạt giống (seed bank) do USAID tài trợ.
Tại Á Châu:
- Việt Nam (1992-1993): Chánh Chuyên viên Kinh Tế Nông Nghiệp, thực hiện nhiều chuyến công tác ngắn hạn ở Việt Nam, do FAO tài trợ, lượng định tình trạng và tiềm năng nông nghiệp ở 7 vùng sinh môi về cây hoa màu, cây công nghiệp, hệ thống thủy lợi, thẩm định thất thoát hoa màu sau thâu hoạch; dự án phát triển Tuyên Quang, v.v.
- Lào (1992-1993): tương tự như VN.
- Afghanistan (2004-2007): Nhiều chuyến công tác ngắn hạn, Cải tổ Bộ Tổ chức hành chánh các phủ bộ (gồm Bộ Canh Nông) do WB tài trợ.
                                     
LÝ VĂN KHOAN
Phụ trách Bảo vệ mùa màng ở Burkina Faso và Rwanda.
 
LÊ NGUYÊN KHÔI (quá cố), PhD.
Nguyên Giảng Viên Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Chuyên viên nông nghiệp của USAID tại Senegal từ 1978 đến 1991.
 
PHẠM NHU KHÔI
1976-1978: Mali, làm ở Bộ Canh Nông tại Bamako.
 
LƯƠNG NHỊ KỲ (quá cố), PhD về Chính trị học (Anh quốc).
Nguyên Đại sứ VNCH tại Iran. Được biết Ông làm chuyên viên phát triển cho công ty Shell-Iran tại Dakar, Senegal.
 
BÙI QUÍ LAN, PhD về Chính trị học (USA).
Nguyên Đệ nhất Thư ký Tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa Thạnh Đốn (1963 -1964). Được biết Ông làm Đại diện thường trực cho World Bank tại Cộng Hòa Zaire vào khoảng năm 1980.
 
NGUYỄN QUỐC LÂN
Làm cho UNDP và World Bank, chuyên viên kế toán cho OMVS ở Senegal từ 1975 đến 1980.
 
PHẠM HUY LÂN (quá cố)
Nguyên Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nông Nghiệp, Đổng Lý Văn Phòng Bộ Canh Nông & Phát Triển Nông Nghiệp.
Sau 1975, làm cho World Bank ở Washington DC, phụ trách về phát triển nông nghiệp Phi châu, và thường xuyên công tác tại nhiều nước Phi Châu, nhiều nhất ở Madagascar.
 
GS TRƯƠNG HOÀNG LEM*, PhD về Hành Chánh Học (USA)
Nguyên Quyền Tổng Ủy Trưởng và Thứ Trưởng Phủ Tổng Ủy Công Vụ (1973-1975); Giáo Sư, Phó Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (1970-1973).  Sau khi di tản đến Hoa Kỳ năm 1975, GS làm Giám Đốc Chương trình Hiệp Hội Hành Chánh Công (1975-1979), Giảng Viên Đại Học Georgetowm (1976-1980), Giảng sư Đại học George Mason (1979-1980), Giáo sư Đại Học George Washington (1980-1981).
1981-1989: Chuyên viên về Quản Lý Khu Vực Công Quyền (Public Sector Management) cho Ngân Hàng Thế Giới; đặc trách thẩm định khả năng thi hành và thiết lập các dự án phát triển liên hệ đến các ngành và tại các nước Phi Châu sau đây:
1. Kenya: Dự án Yểm trợ Kỹ thuật cho Chương trình Cải cách Chánh sách Nông nghiệp.
2. Madagascar: Dự án phát triển Bông Vải; Phát triển Toàn bộ Nông nghiệp Vùng (regional development authorities) Morondave, Antsirabe; Dự án Cải cách Bộ Canh Nông và Bộ Lâm nghiệp & Chăn nuôi.
3. Zaire: Dự án Phát triển Nông nghiệp vùng Bandundu; Phát triển Chương trình trồng bắp trong vùng Kasai; Dự án Viện trợ Kỹ Thuật để yểm trợ các cải cách chính sách kinh tế.
4. Guine-Conakry: Dự án Viện trợ Kỹ thuật để yểm trợ Chương trình Cải cách Kinh tế - Tài chánh.
5. Senegal: Dự án Viện Trợ Kỹ Thuật yểm trợ Chương trình Cải cách chính sách kinh tế.
1989-2010: Chủ Nhân Đa số Phần hùn (Majority Partner) và là Tổng Giám Đốc (CEO) của Hảng L.T. Associates, Inc., Washington DC. Hảng này cung cấp dịch vụ tư vấn và huấn luyện về quản lý và lảnh đạo cho các quốc gia kém phát triển, kể cả các quốc gia Phi Châu. Phần lớn các dịch vụ này được tài tr bi Ngân Hàng Thế Gii và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID).  
Chẳng hạn, LTA cung cấp dịch vụ tư vấn cho các quốc gia như Guinea-Conakry (Dự án tản quyền cung cấp các dịch vụ công cho các địa phương), Burkina-Faso (Dự án Cải Cách Hành chánh và Công vụ), Senegal, Nigeria, Benin, và Zambia (Lượng giá chương trình viện trợ về giáo dục sơ cấp; thiết lập dự án viện trợ giáo dục sơ cấp và trung cấp).
Ngoài ra,  trong vòng 20 năm qua, LTA đã huấn luyện trên 2.000 viên chức cao cấp các bộ/phủ của hơn 20 quốc gia Phi Châu nói tiếng Pháp và tiếng Anh (trong số 35 quốc gia trên thế giới) trong các khóa huấn luyện ngắn hạn (2-3 tuần lể) tổ chc hầu hết tại vùng Washington DC.
 
TRẦN VĨNH LIÊM*, Doctorat de3ème Cycle (France)
Nguyên Giảng Viên Viện Đại Học Cần Thơ.
1974-1976: Làm nghiên cứu về Côn trùng tại Côte d’Ivoire cho luận án Doctorat de 3ème Cycle (Paris) do ORSTOM tài trợ.
1980-1990: Côte d’Ivoire, làm khảo cứu về côn trùng phá hại lúa, bắp, mía, v.v. và đồng thời giảng dạy tại trường Cao Đẳng Nông Nghiệp ở Yamoussoukro.
1994-2000: Senegal, khảo cứu côn trùng phá hại ngũ cốc trong kho.
 
GS CHÂU TÂM LUÂN, PhD
Nguyên Giáo Sư Kinh Tế Nông Nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Chuyên viên cho chương trình Lao Động UN ở Cape Verde, Madagascar, Rwanda.
 
NGUYỄN MINH*
Kỹ Sư Canh Nông (Sài Gòn), Cao Học Nông Nghiệp (USA), nguyên Giám Đốc Nha Tổ Chức Nông Dân và Hợp Tác Xả.
1982-1986: Zaire: Chuyên viên Khuyến Nông cho Dự án phát triển nông Nghiệp Bắc Shaba, Zaire.
1986-1991: Chuyên viên Khuyến Nông Chánh cho vùng Central Shaba, Zaire.
1991-1992:  Sri Lanka: Chuyên viên Khuyến Nông Cây Hoa Màu Xuất Cảng trong dự án Phát triển Nông Thôn Mahaweli.
8/1993- 9/1993: Burundi, trong chương trình đánh giá kết quả 10 năm nghiên cứu về Tiểu Hệ Thống Canh Tác của USAID tại Burundi.
 
NGUYỄN TẤN NAM, Kỹ sư Hóa Học (Pháp)
Nguyên Tổng Giám Đốc Công Ty Đuờng VN, làm cố vấn kỹ thuật nhà máy đường ở Côte d'Ivoire.
 
DR ROGER TRƯƠNG VĂN NGÀ
Dạy Đại Học Nông Nghiệp ở Mali Madagascar trong khuôn khổ viện trợ của Pháp.
 
LÊ SĨ NGẠC, Kỹ sư cầu cống (Pháp).
Nguyên Tổng Giám Đốc Ngân Sách Ngoại Viện. Vốn là bạn học với Tổng Thống Léopole Sédar Senghor của Senegal từ thời học ở Pháp. Được biết Ông làm Kỹ sư Cố Vấn kiến thiết cho Tổng Thống Senghor ở Senegal.
 
ĐINH HỮU NGUYÊN, Kỹ sư Cầu Cống (Pháp).
Làm ở Maroc.
 
NGUYỄN VĂN NGƯU*, PhD
1/1980 - 4/1983: Dự án hệ thống canh tác của World Bank-IITA-Cameroon, tại Bertoua.
5/1983 - 6/1987: Tham gia chương trình phát triển lúa gạo (IITA Rice Development Program) tại IITA, Ibadan, Nigeria.
5/1991 - 10/1993: Gia nhập FAO, phụ trách phát triển lúa gạo ở các quốc gia Burkina Faso, Mali, Guinea và Senegal ở Tây Phi, trụ sở chánh tại Bobo Dioulasso, Burkina  Faso.
11/1993 - 9/2009: Điều về trụ sở trung ương FAO tại Rome. Phụ trách và hổ trợ kỹ thuật các chương trình lúa gạo của FAO trên toàn thế giới, công tác khoảng 60 quốc gia.
Ngoài Phi Châu:
6/1976 - 6/1978: Làm việc tại Viện Lúa Gạo Quốc Tế IRRI, Los Banos, Philippines.
9/1978 - 12/1979: Nghiên cứu viên tại University of the Philippines ở Los Banos.
11/1987 - 4/1991: Philippine Rice Research Institute ở Nueva Ecija, Philippines
 
NGUYỄN AN NHƠN*
Kỹ sư Canh Nông (Pháp), chuyên viên kinh tế nông nghiệp (Agro-economist) trong các dự án:
1975-1976: Côte d’Ivoire: Kế hoạch giao thông vận tải cho Côte d’Ivoire, do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Nhiệm vụ: đi đến tất cả các tỉnh trong nước để nghiên cứu vấn đền sản xuất nông nghiệp, và ước tính số lượng hàng hóa chuyên chở trên các trục giao thông trong thập niên tới; phối hợp với các chuyên viên vận tải để định tiêu chuẩn cho các tuyến đuờng sao cho phù hợp với mức sản xuất nông nghiệp.
1977: Senegal: Dự án xây đường từ thành phố Louga đến thành phố Dahra ở Sénégal. Lúc đó giữa hai thành phố này đã có đuờng xe lửa, nhưng không đáp ứng được việc chuyên chở số lượng nông phẩm quá nhiều, vì thế chuyên viên nghiên cứu tất cả nông phẩm sản xuất trong vùng, để giúp định tiêu chuẩn cho việc xây thêm một tuyến đường bộ để đáp ứng nhu cầu.
1977: Burkina Faso: Dự án xây đường bộ từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến ranh giới Ghana.
1978: Tunisia: Dự án các đường nông thôn tại Tunisia, do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Công việc giống như dự án ‘‘Kế hoạch giao thông vận tải ’’ ở Côte d’Ivoire. 
Ngoài Phi Châu: Sau 1979, làm việc ở Asian Development Bank (ADB), Philippines và Indonesia (1979 – 1996), với tư cách Trưởng Chuyên Viên Kinh Tế các dự án phát triển, công tác thường xuyên tại các nước: Sri-Lanka, Pakistan, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Myanmar, Việt Nam.
 
NGUYỄN VĂN NHUẬN (Bác Sĩ Thú Y, quá cố)
Tại các quốc gia ở Nam Phi Châu trong Cơ quan Viện Trợ Úc.
 
DƯƠNG KÍCH NHUỞNG
Nguyên Tổng Truởng Bộ Công Chánh, làm ở Cameroon.
 
NGUYỄN VĂN NI*
Tốt nghiệp Cao học (Hoa Kỳ), nguyên Giảng viên Đại học Nông Nghiệp Cần Thơ.
1982-1988: Senegal, chuyên viên thủy lợi tại Senegal do USAID tài trợ. Công tác gồm thiết kế và xây dựng các dự án dẫn thủy nhập điền, bơm
nước từ sông Senegal tưới ruộng trồng lúa, bắp, rau cải. Hoàn thành 24 hệ thống cho 24 làng dọc theo sông Senegal. Dự án thành công và được xem là một trong các
dự án thành công nhất của USAID ở Phi Châu.
 
ĐOÀN MINH QUAN*
Kỹ Sư Canh Nông (Rennes, Pháp), nguyên Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nông Nghiệp, Thử Truởng Bộ Canh Nông & Cải Cách Điền Địa. Sau hơn 3 năm bị cải tạo (1975-1978), Ông vượt biển và định cư ở Hoa Kỳ (1980).
-Năm 1980: Làm việc cho Công Ty Tư Vấn Experience Incorporated tại Washington DC với nhiệm cụ tham khảo tài liệu để viết đề nghị các dự án phát triển nông nghiệp tại Phi Châu để gởi đến các tổ chức quốc tế, nhứt là USAID.
1981-1983: Làm việc cho Experience Incorporated với tính cách chuyên viên nông nghiệp trong dự án phát triển nông thôn toàn diện (Integrated Rural Development Project) tại Guidimaka (Mauritania) chú trọng về cải thiện kinh tế xã hội qua phát triển canh nông, chăn nuôi và lâm nghiệp. Thực hiện tổ chức nông dân, giáo dục căn bản, xóa nạn mù chữ và cải thiện y tế cơ bản. Dự án do USAID tài trợ.
1983-1986: Làm việc cho Checchi and Company với tư cách Trưởng đoàn trong dự án phát triễn nông nghiệp tại Koudougou (Burkina Faso). Trưởng đoàn có nhiệm vụ giúp đở Bộ Canh Nông về kỹ thuật và quản lý dự án để thực thi những công tác khuyến nông cải thiện canh tác hoa màu và chăn nuôi, tổ chức nông dân để cấp tín dụng, xử dụng hữu hiệu nông cụ và cơ giới, khảo cứu ứng dụng để phổ biến phương pháp xử dụng hữu hiệu phân, nước, bảo vệ mùa màng và gia súc. Trưởng đoàn còn có nhiệm vụ phối hợp, giám thị (supervise) các chuyên viên nước ngoài để thực hiện các công tác trên. Dự án này do Ngân Hàng Thế Giới (80%) và Hòa Lan (20%) tài trợ.
1986-1988: Làm việc cho Louis Berger International với tư cách Trưởng đoàn Cố Vấn Kỹ Thuật trong dự án phục hồi các hệ thống tiểu thủy nông (từ 200 đến 3000 ha) tại Madagascar. Trưởng đoàn có nhiệm vụ trợ giúp Bộ Canh Nông quản lý dự án, phối hợp và giám thị các chuyên viên nước ngoài giúp nghiên cứu công trình thủy nông, kinh tế nông nghiệp, tổ chức và huấn luyện nông dân để nông dân thu hoạch lợi tức tối ưu khi hoàn tất phục hồi hệ thống thủy nông. Dự án này do Ngân Hàng Thế Giới, Cộng Đồng Âu Châu và Pháp tài trợ.
1988-1991: Làm việc cho Ngân Hàng Thế Giới với tư cách Chánh Chuyên Viên Khuyến Nông tại Mali. Có nhiệm vụ phối hợp các cơ quan Bộ Canh Nông, và giám thị các công tác thực thi dự án khuyến nông toàn quốc nhằm mục tiêu: (i) Khảo cứu ứng dụng và phổ biến phương pháp cải thiện sản xuất các loại cây thực phẩm chánh của Mali (lúa gạo, lúa miến, kê và đậu); (ii) thực hiện công tác liên kết sản xuất hoa màu và chăn nuôi; (iii) thực hiện công tác bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng, bảo vệ đất trồng, đấp bờ giữ nước và cải thiện đất với phân hữu cơ v.v.; (iv) khuyến khích phụ nữ nông thôn gia tăng lợi tức với phát triển hoa màu và nuôi gia súc. Dự án này do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ.
1991-1994: Công tác tương tự tại Madagascar.
 
CAO QUẢN
Làm khuyến nông ở Phi Châu kể từ 1977 ở Senegal, Niger và nhiều nước khác.
 
GS ĐINH XUÂN QUÂN*, Doctorat d'Etat in Economics (Sorbonne, Paris), MBA Temple University (Philadelphia, PA).
            Nguyên Giáo sư Kinh Tế Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và Đại Học Minh Đức (Sài Gòn). GS chuyên về lảnh vực Ngân Hàng, quản trị tài chánh và phát triển quốc tế. GS cũng là Chánh Chuyên Viên Kinh Tế trong Chương Trình Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến (1974-1975) của Việt Nam Cộng Hòa.
            Sau 4 năm học tập cải tạo, lao động đào kinh thủy lợi và trồng trọt (1975-1979), vượt biên và định cư tại Hoa Kỳ, làm tư vấn và thường xuyên công tác ở 23 quốc gia, trong số này GS có làm việc lâu dài ở 10 quốc gia Phi Châu (Trung Phi, Guinea, Kenya, Liberia, Niger, Madagascar, Mauritania, Rwanda, Nam Sudan, và Zaire).
 
Phi Châu: Ngay sau khi định cư ở Hoa Kỳ, GS nhận nhiệm vụ ở các nước Phi Châu:
- Mauritania (1980-1981): Với tư cách Kinh tế gia, tư vấn cho hoạch thảo Kế Hoạch Phát triển Mauritania, dự án do USAID tài trợ. Là trưởng đoàn của nhóm chuyên viên gồm 6 nhà nông học, kinh tế gia, kỹ sư, trách nhiệm cho chương trình phát triển gốc (Master plan) 20 năm trong lãnh vực nông nghiệp.
- Guinea (1982-1983): Với tư cách Chánh Chuyên Viên kinh tế /Trưởng đoàn, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Phát triển Lúa Gạo Onader (Operation Nationale pour le Developpement de la Riziculture) của Guinea. Dự án do Ngân Hàng Thế giới và Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu tài trợ, gồm hoạch định, quản lý các chương trình phát triển lúa và phát triển nông thôn, như xây dựng đường giao thông, đập, hệ thống thủy nông, sản xuất hạt giống, nhà máy biến chế nông phẩm, và thiết lập 5 trại nghiên cứu về lúa, bắp, cà phê, v.v.
- Trung Phi (Central Africa Republic) (1983 -1986): Giáo sư giảng dạy môn Kinh Tế ở Đại Học Bangui (1983-1984), và cùng lúc (1985) làm Tư vấn cho Ngân Hàng Thế Giới trong dự án « Bông gòn » thiết kế, hoạch định, huấn luyện, nghiên cứu thăm dò (survey) tại Trung Phi.
      Từ 1985-1986, GS đảm nhiệm một dự án khác do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ, gồm tham gia trong các giai đoạn phát triển dự án, phân tích kinh tế, nghiên cứu, thiết kế, theo dỏi và lượng định các dự án nông nghiệp ở Madagascar, Zaire và Kenya.
- Zaire (1987-1989): Chánh Cố Vấn Kỹ thuật/Trưởng đoàn, cố vấn cho Bộ Nông Nghiệp Zaire, do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Công tác gồm cố vấn về chánh sách và phát triển nhân sự, đầu tư lãnh vực nông nghiệp, phối hợp với cơ quan tài trợ, v.v. Đồng thời, giảng dạy môn Kinh Tế ở University of Kinshasa trong suốt thời gian này.
- Madagascar (1991): Tư vấn cho UNDP trong chương trình huấn luyện chuyên viên bản xứ thuộc Ngân Hàng Trung Ương, Bộ Tài Chánh và Bộ Hoạch Định Kinh Tế về quản trị kinh tế tài chánh, ngân hàng, v.v. Đông thời GS cũng tham gia thiết kế Chương trình phát triển ngũ niên 1992-1996 cho Madagascar. Ngoài ra, GS còn giảng dạy môn Kinh Tế ở University of Antananarivo, Madagascar.
- Kenya: tương tự như Zaire.
- Rwanda: Tư vấn Chương trình ngũ niên (1990 -1995), do Ngân Hàng Thế giới tài trợ
- Niger: Công tác giám định các dự án nông nghiệp do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ
- Liberia (từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2009 – hiện nay làm ngắn hạn (2010)): Chánh Cố vấn/ Trưởng đoàn Viện trợ Kỹ Thuật cho Bộ Nông Nghiệp Liberia, do USAID tài trợ. Công tác gồm cố vấn chính sách cho Bộ Nông Nghiệp tham gia xây dựng hậu chiến trong các lĩnh vực tái thiết xây dựng, hoạch định các dự án nông nghiệp, định cư, chính sách lương thực, v.v., cùng giám sát và giám định các dự án thực hiện, do Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu, Viện trợ của Đan Mạch (Danida) và Italy, USAID.
- Nam Sudan (South Sudan) (Từ 2004 đến nay): Trong chương trình phát triển “hậu chiến cho các nước hậu xung đột” (Post Conflict) gồm cố vấn cải tổ hành chánh, tài chánh, hoạch định phát triển kinh tế, v.v. do USAID tài trợ.
 
Á Châu:
 - Nhật Bản (1998- 1999): Giảng dạy cho các chuyên viên kinh tế/tài chánh/ngân hàng của các nước Á Châu (cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, v.v.) tại Học Viện Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) ở Tokyo.
- Việt Nam. GS công tác nhiều lần về Hà Nội.
·        1990 – 1992: Tư vấn tài chánh trong lảnh vực nông nghiệp, biên soạn các dự án công tác tại VN, dự án phát triển Tuyên Quang do IFAD (Infrastructrure Finance & Development Asia) Rome tài trợ.
·        Tháng 10/1994 – 1997: Chánh Cố vấn cho Bộ Nội Vụ về Cải Cách Hành Chánh Công Vụ, và điều viên Viện trợ với các cơ quan tài trợ (UNDP, ADB, WB, Hòa Lan, Thụy sỉ, Thụy Điển , v.v.); Cố vấn cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư về thiết kế và xử dụng chương trình đầu tư.
- Nepal: Lượng định chương trình PFL ở Nepal, do FAO tài trợ.
- Indonesia (2000-2003): Chánh Cố vấn Kinh Tế nhiều dự án lớn hổ trợ Ngân Hàng Trung Ương, Bộ Tài Chánh, Bộ Thương Mại của Indonesia, do USAID tài trợ. Ngoài ra, GS giảng dạy Kinh Tế tại University of Indonesia (UI) tại Jakarta.
 
Các quốc gia xung đột nội chiến: Kể từ 2000 đến nay, GS phụ trách phát triển cho các nước Á Châu và Phi Châu có nhiều xung đột nội chiến như Afghanistan, Azerbaijan, Iraq, Kosovo, Liberia (đã tường trình ở trên) và Nam Sudan (đã nói ở trên), do USAID và WB tài trợ:
- Azerbaijan (từ 1/9/2009 đến nay): Chánh Cố Vấn hổ trợ dự án cải tổ chính phủ về tài chánh, ngân sách, v.v.
- Afghanistan (từ tháng 7/2004 đến 6/2007): do USAID, WB và DANIDA tài trợ, gồm cải cách hành chánh, nhân sự, phát triển của các Bộ và cơ quan, tài chánh và ngân sách, ngân hàng, v.v.
- Kosovo: do USAID tài trợ, cải tổ Kinh Tế Tài Chánh thuộc Bộ tài chính.
- Iraq (7/2007 – 3/2008): do USAID tài trợ, chủ yếu về chính sách kinh tế.
 
TRẦN ĐÌNH QUẾ
Nguyên Tổng Giám Đốc Canh Nông, giúp ngành nông cơ ở Senegal và Mauritania.
 
NGUYỄN HỬU QUYỀN, PhD.
Nguyên Giảng sư Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ.
Hoạt động trong một dự án nông nghiệp ở Zaire, rồi Niger, sau đó làm việc ở AVRDC (Viện nghiên cứu Rau Cải thế giới– The World Vegetable Center) tại Đài Loan.
 
VŨ NGỌC RUẪN*
Nguyên Giảng viên Đại học Nông Nghiệp Cần Thơ. Thường xuyên công tác ngắn hạn tại Kenya và Madagascar, trong khuôn khổ viện trợ giáo dục của Đại Học Bách Khoa Zurich (ETHZ) về dinh dưởng.
 
LƯƠNG THẾ SIÊU, Kỹ sư Kiều Lộ (Đại học Bách Khoa, Pháp)
Nguyên Tổng trưởng Công chánh nhiều nội các trước 1975. Được biết ông làm về Công Chánh ở Cameroon, Senegal, sau làm cho UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) ở nhiếu nước Phi Châu khác.
 
NGUYỄN HOÀNG SƠN, PhD.
Kể từ 1980 đến nay, làm ở Mali và Guinea. Hiện làm ở Albani.
 
GS NGUYỄN VĂN THẠCH
Nguyên Khoa Trưởng Sư Phạm, Viện Đại Học Cần Thơ.
Được biết làm ở Gabon, Algérie và Côte d'Ivoire.
 
VŨ VĂN THÁI (Kỹ sư École Centrale de Paris, quá cố)
Nguyên Tổng Giám đốc Ngân sách Ngoại Viện, Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ. Được biết Ông làm Chánh Đại diện của chương trình UNDP ở Togo (1973-1974), Chánh Chuyên viên UNDP cho OMVS (phát triển sông Senegal ở các nuớc Senegal, Mali, Mauritania và Togo) ở Dakar, Senegal (1975-1980), Guinea (1982-1985). Đồng thời Ông là cố vấn cho các tổng thống của Senegal và Mauritania.
 
HOÀNG KHẮC THÀNH (Diploma from HEC, Pháp, quá cố)
Nguyên Bộ Trưởng Kinh Tế. Chuyên viên kinh tế cho Mauritania về thiết lập chính sách tiền tệ thoát khỏi kiềm chế của đồng Franc Pháp. Sau đó làm việc ở Côte d’Ivoire. 
 
ĐỖ CAO THIỆN*, Doctorat de troisième cycle.
Nguyên Giảng Viên trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1970-74).
- 1979-1980: Maroc: Giảng dạy ở Faculté de sciences Marrakech, do Bộ Ngoại Giao Pháp tài trợ.
- 1980-1991: Burkina Faso: Giảng dạy ở Học Viện Phát Triển Nông Thôn (Institut du Développement Rural) ở Ouagadougou, do Bộ Hợp Tác Quốc Tế của Pháp gởi đi. Làm tư vấn cho dự án lúa gạovùng Tây-Nam Burkina, tư vấn cho Ủy ban chống khô hạn ở vùng Sahel.
- 1991-1997: Bénin: Giảng dạy tại Đại học nông nghiệp Cotonou, do Bộ Hợp Tác Quốc Tế của Pháp tài trợ; giúp nông dân trồng lúa ở miền Trung nước Bénin; và thành lập Trung tâm nông cơ chuyên về lúa.
- 1998-2002: Côte d'Ivoire: Chuyên viên dự án Centre des Métiers Ruraux tại Abidjan, lo về tổ chức nông dân và đào tạo kỹ thuật sản xuất nông phẩm, do Bộ Ngoại Giao Pháp gởi đi (chương trình này do Pháp, Đức và World Bank bảo trợ).
- Sau 2002 phục vụ ở Bộ Canh Nông Pháp.
 
NGUYỄN THẾ THIỆU*
Kỹ Sư Canh Nông (Sài Gòn), Cao Học Nông Nghiệp (USA), nguyên Giám Đốc Nha Khuyến Nông.
1982-1987: Senegal: chuyên về Khuyến Nông trong dự-án phát-triển nông nghiệp dùng hệ thống thủy nông bơm nước từ sông lên các vùng dự án nông nghiệp. Dự án do USAID tài trợ.
1987-1990: Burkina Faso, Trưởng Dự án Huấn Luyện & Du sát (Training and Visit). Dự-án Khuyến-Nông chuyên về huấn-luyện nông dân. Dự-án thuộc World Bank tài trợ.
1990-1992: Tanzania; Trưởng Chương Trình Khuyến Nông, dự án Huấn Luyện & Du sát, chuyên về huấn luyện nông dân. Dự-án do World Bank tài trợ.
 
TRẦN THIỆN TÍN
Nguyên chuyên viên dinh điền thời Đệ nhất VNCH, dạy canh nông ở Mali và Rwanda (Butaré).
 
DR VÕ QUANG TRÍ (Kỹ Sư Canh Nông, Tiến sĩ Toán, Pháp)
Cố vấn Nha Khảo Cứu ở Libreville (thủ đô của Gabon) khoảng thập niên 1980s.
 
GS NGUYỄN HỮU TRÍ
Nguyên Giáo Sư Viện Đại Học Huế, làm giáo sư Vật Lý ở Đại học Khoa học Ouagadougou (Burkina Faso), khoảng từ 1985-1993 do UNDP, kế đó do Bộ Hợp Tác Quốc Tế của Pháp tài trợ.
 
GS TÔN THẤT TRÌNH*
Nguyên Giám đốc Nha Ngoại Viện (1956), Giám đốc Kỹ thuật Dinh Điền Phủ Tổng Ủy Dinh Điền (1957), Tổng Thơ ký Bộ Canh Nông & Cải Tiến Nông Thôn (1962); Chuyên Viên Cố vấn UNDPở Cộng Hòa Dahomey (nay là Benin) (1964); Giáo Sư Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1963-1974), Giám đốc truờng Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1964), Phụ tá Tổng Truởng Kinh Tế (1964-65), Tổng Truởng Bộ Canh Nông & Cải Cách Điền Địa (lần 1, 1967), Tổng Ủy Truởng Kế Hoạch (1968), Tổng Truởng Bộ Canh Nông & Cải Cách Điền Địa (lần 2, 1973). Vuợt biển tháng 4/1975, sang Singapore, rồi Guam. Tháng 7/1975, tị nạn tại Pháp.
Từ tháng 10/1975 đến 1980, nhờ kinh nghiệm Phi Châu ở Dahomey truớc kia (1964), Giáo su đuợc cơ quan FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) tuyển dụng làm chuyên viên nông nghiệp tại Kaedi (Mauritania) trong chương trình OMVS (Organisation pour la mise en valeur du fleuve Sénégal). Nhờ làm lúa gạo thành công ở Kaedivới năng xuất 3 vụ/năm tới 23- 30 tấn, năm 1977 FAO đề bạt lên giữ chức Giám Đốc dự án OMVS phát triển nông nghiệp vùng sông Senegalcho 3 quốc gia Sénégal, Mauritania và Mali. Cũng trong thời gian này, GS cố vấn thực hiện chương trình trồng lúa trên đất phèn lẫn nuôi tôm cá ở Guinée Bissau và Sierra Leone; làm lúa rẫy, lúa nuớc ở Liberia.
Năm 1980, đuợc FAO tuyển chọn làm Chánh Chuyên Viên Lúa Gạo  cho FAO trung ương tại Rome (Italy), kiêm chức vụ Thư Ký Kỹ Thuật, sau này đổi thành Tổng Thư Ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế (Executive Secretary of the International Rice Commission - IRC), lúc đó gồm 115 quốc gia có trồng hay thí nghiệm lúa trên thế giới. Trong thời gian ở Rome (từ 1980 đến 1994), đi công tác thuờng xuyên nghiên cứu ở Phi Châu để lập dự án lúa cho Congo Kinshasa, Congo Brazzaville, Comoros Islands và Madagascar; lập các dự án nông nghiệp khác, ngoài lúa, tại Gabon - Libreville, Côte d’Ivoire, Burkina Faso (tên củ là Upper- Haute Volta), Niger, Tanzania, Egypt, Kenya. Ở Mỹ Châu, Giáo sư tổ chức hội nghị lúa gạo của FAO ở Brazil, viếng thêm các vùng trồng lúa rẫy ở Mexico. Tại Âu Châu thăm viếng, thảo luận, cố vấn về lúa Japonica cho Hà Lan, Pháp (vùng Camargue, Montpellier), Italy (sông Pô), Bỉ, Kosovo, Serbia, Albania, Bulgaria. Ở Á Châu, tổ chức hội nghị lúa gạo FAO ở Phi Luật Tân, Thái Lan, Ấn độ, Hồi Quốc, Bangladesh, và làm những dự án giúp đở Việt Nam thực hiện canh tác lúa lai Hybrid F1.
 
VÕ NGỌC TRƯỚC (Kỹ Sư biến chế thực phẩm, Paris)
Nguyên Giảng Sư Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn. Làm cho công ty đường ở Côte d’Ivoire.
 
NGUYỄN VĂN TRƯƠNG (Kỹ sư Canh Nông, Pháp)
Nguyên Phó Giám Đốc Kỹ thuật khu Dinh Điền Ban Mê Thuộc, kỹ sư phụ trách nhà máy đường mía Bình Dương. Sau 1975, làm cố vấn kỹ thuật trồng mía cho công ty đường mía ở Côte d'Ivoire.
 
GS NGUYỄN VIẾT TRƯƠNG* (PhD, Australia)
Nguyên Khoa Trưởng Nông Nghiệp, Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ. Vượt biển tháng 4/1975, định cư tại Queensland (Australia). Tại Queensland GS chuyên nghiên cứu cỏ Vetiver về các khía cạnh sinh lý và nông học (đặc tính rễ phát triển, hấp thụ chất độc, thích ứng rộng rải môi trường trên mọi loại đất kể cả cát sa mạc, đất phèn, đất mặn, đất ngập lụt, v.v.) và áp dụng thực tiển trong việc chống xoi mòn đất trên đất dốc, đất sạt lở ven sông rạch, bờ đê và bờ biển, chận cát bay trong sa mạc; lọc nước và xử lý ô nhiểm môi trường gây bởi chất phế thải từ các nhà máy kỹ nghệ, chuồng trại gia súc, tái tạo đất các vùng hầm mỏ, v.v. Chính nhờ những thành quả này, Ông trở nên một chuyên viên lổi lạc và duy nhất trên thế giới trong lãnh vực này. Ông được mời làm tư vấn trong rất nhiều dự án do World Bank, Asian Development Bank, USAID, AusAID, NGO  và chính phủ các nước tài trợ. Ông làm tư vấn cho các quốc gia Phi Châu như South Africa, Madagascar, Kenya, Tanzania, Senegal, Congo, Morocco, Ethiopia; ở Nam châu Âu như Italy, Spain; ở châu Mỹ như Chile, Venezuela, Brazil và Costa Rica; ở châu Á như China, Kwait, Philippines, Thailand, và Việt Nam.
GS Nguyễn Viết Trương nhận 3 giải thưởng của World Bank (1991, 1993, và 1995), giải thưởng của Vetiver Network (1999), Giải thưởng của Hoàng Gia Thái Lan (2000), giải thưởng nhất hạng Healthy Waterways Awards của Bộ Môi Sinh tiểu bang Queensland (2003); và được Liên Hiệp Quốc tặng thưởng qua những công trình nghiên cứu chống xoi mòn đất đai và được ghi danh trong cuốn “Danh Nhân Đông Nam Á”.
 
NGUYỄN VĂN TỬU*
Kỹ sư Thủy Tính (Ecole Nationale Supérieure d'Hydraulique, Grenoble, Pháp); BSc Pháp Lý và Kinh Tế về Lãnh vực Năng lượng (University of Grenoble); MSc Vật Lý Thâm Cứu (University of Grenoble); PhD Vật Lý Thâm Cứu (University of Sorbonne, Pháp); Kỹ Thuật Thâm Cứu Nông Nghiệp (Cornell University, Hoa Kỳ);  Kinh Tế Vi Mô về Thẩm định và Quản lý Đầu Tư (Havard University, Hoa Kỳ); Chánh sách và Quản Lý Kinh Tế Vĩ Mô (Havard University, Hoa Kỳ).
            Ông là chuyên viên của Ngân Hàng Thế Giới. Ông chuyên về quản lý, kế hoạch, hoạch định phát triển vùng, phát triển nguồn nước, phát triển nông thôn và nông nghiệp, thủy lợi, bảo vệ môi trường và cơ sở hạ tầng, bao gồm các lãnh vực về cơ chế, quản lý, tổ chức, kinh tế vi mô và vĩ mô, tài chánh công và tư. Địa bàn hoạt động và công tác gồm Phi Châu, Hoa Kỳ và Nam Mỹ, Đông Nam Á Châu, Trung Đông và Âu Châu, tổng cộng 51 quốc gia.
 
Phi Châu:
            Algeria: Nghiên cứu thủy lợi đồng bằng Abadla: đập nước Djorf Torba; vấn đề nước mặn, công trình chống lũ lụt cho vùng dẫn thủy Wadi Guir – Abadla (22.000 ha); dự án thủy lợi Cheliff, Mitidja; phát triển vùng Sahara.
            Burkina Faso : Thiết kế đập Sourou, 620 Hm3; thiết lập cầu tại vùng Bobo-Banfora-Houndé, trên sông Maggia tại Taboyé, trên sông Zourourou tại Keita; nghiên cứu những đập chứa nước tại Léoupo, Gouniana, Yako, Diabo, Dapelogo, Bourra, Ourougou,Tougan và Dawaka; thiết kế công trình thoát thủy tại Dori-Falagountou.
Burundi: Dự án đập Kagunuzi và thủy lợi.
Cameroon: Dự án thoát thủy tại Douala.
Chad: Nghiên cứu xói mòn và độ bền vững bờ sông, thiết kế hệ thống chống xoi mòn bờ sông Chari tại NDjamena; thiết kế công trình chống đở cứu vãn cầu Moundou trên sông Logone.
            Congo Brazzaville: Nghiên cứu tái thiết hậu chiến.
            Côte d’Ivoire: Công trình bảo vệ lụt cho thành phố và cảng Kori Teloua; thiết kế công trình cung cấp nước cho cảng San Pedro; thiết kế hệ thống thoát thủy lưu vực Gouro; thiết kế điều hòa 6 đập nước vùng tây bắc Abidjan.
            Ethiopia: Nghiên cứu tài nguyên nước cho Addis Ababa, nghiên cứu các đập Gafarsa và Lagadadi.
            Gabon: Thiết kế 230 cầu và hệ thống thoát nước trên đoạn đường rầy xe lửa Booue-N’Djole.
            Gambia: Chống nước mặn xâm nhập ở đập Darsilamy.
            Guinea: Lượng định chương trình phát triển toàn diện vùng Upper Gambia.
            Madagascar: Nghiên cứu nới rộng cảng Tamatave; nghiên cứu thủy tính và thiết kế công trình thủy lợi ở vùng Antsohihy-Ambanja; các dự án thủy lợi Mangoky, Lac Alaotra; dự án canh tác lúa trên cao nguyên.
            Mauritania: Nghiên cứu vùng dẫn thủy tại Tamourt-en-Naaj; nghiên cứu phát triển thủy lợi từ hồ R'Kiz; thiết kế hệ thống thoát thủy ở M'bout-Selibaby.
            Morocco: Dự án thủy lợi.
            Mali: Dụ án canh tác lúa Mopti.
Niger: Nghiên cứu hoạch định công trình bảo vệ chống lũ lụt vùng Agades từ sông Kori Teloua; công trình thoát nước tại vùng Tsernoua-Tahoua-Arlit; thiết lập cầu trên sông Maggia tại Taboyé, và cầu trên sông Zourourou tại Keita; nghiên cứu đập chứa nước Kirchia.
            Nigeria: Dự án thoát nước bão lụt và dự án cung cấp nước cho thành phố Lagos.
            Rwanda: Dụ án Nyabarongo.
            Senegal: Nghiên cứu việc phát triển canh tác lúa tại Kamobeul; thiết kế vùng dẫn thủy tại Fanaye và Djibelor với các hệ thống kiểm soát nước mặn.
            Togo: Công trình thoát nước tại vùng Sokodé-Blitta.
            Tunisia: Nghiên cứu thủy tính, thiết kế công trình thoát nước và các cầu cống tại đồng bằng Kairouan.
            Liên quốc gia Guinee, Mali, Mauritania và Senegal: Cố vấn kỹ thuật cho OMVS (Organisation pour la Mise en Valeur du Fleuve Sénégal) gồm đập Diama với các công trình cơ sở hạ tầng như các đê hửu ngạn và tả ngạn cho các nước trong lưu vực, thẩm định kinh tế phát triển châu thổ Mauritania, phục hồi diện tích dẫn thủy 39.000 ha cho Mali, Mauritiana và Senegal.
            Liên quốc gia Zaire, Rwanda và Burundi: Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước.
 
Các quốc gia khác ngoài Phi Châu:
            Pháp: Nghiên cứu, giám thị các công trình xây đập Baix le Logis Neuf; đập Beauvoir; đập Monteynard; nghiên cứu và thiết kế công trình bảo vệ chống lụt vùng Sarthe, Orne, Loir-et-Cher và Herault.
            Brazil: Nghiên cứu thủy tính, thiết kế công trình thủy lợi để canh tác 11.000 ha lúa tại Itiúba và Propriá.
            French Guiana: Phát triển vùng Terres Basses (300.000 ha) canh tác lúa và chăn nuôi.
            Haiti: Canh tân hệ thống thủy lợi cho vùng canh tác lúa Artibonite (33.000 ha).
            Peru: Công trình chống lũ lụt vùng trồng lúa Piura và Chira (42.000 ha).
            Venezuela: Nghiên cứu phát triển toàn diện vùng phía nam hồ Maracaibo.
            Liên quốc gia Argentina, Brazil và Uruguay: Nghiên cứu thiết lập mô hình toán học về thủy tính sông Paraná và sông Plata.
            Iran: Nghiên cứu hoạch định nguồn nước, thiết kế đập cung cấp nước cho kỹ nghệ, sinh hoạt và nông nghiệp tại vùng Gorgan ad Mazanderan.
            Iraq: Nghiên cứu thoát thủy vùng Kirkuk-Mosul.
            Phi Luật Tân: Thiết kế các công trình thủy lợi cho canh tác lúa vùng Tagatay-Batangas.
            Thái Lan: Dự án Nông-Khai, nghiên cứu thiết kế hệ thống bơm nước và thoát thủy vùng trồng lúa 8.000 ha tại Ban Hin Ngom.
            Việt Nam: Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô, tổ chức WTO, phát triển vùng Tây nguyên, hệ thống đê điều sông Hồng, bảo vệ vùng duyên hải Việt Nam đối đầu với hiện tượng nước biển dâng cao (2006-2009).
Liên quốc gia Việt Nam, Cambodia, Lào: Tư vấn cho Ủy ban Mekong Liên Hiệp quốc (United Nations Mekong Committee) (1964-1965): Nghiên cứu đập Drayling, Prek Thnot.
Ông được giải thưởng của Hiệp Hội Kỹ sư Công Chánh Pháp (1960) và giải thưởng của Ngân Hàng thế giới (1997).
 
BÙI HỮU TUẤN, Kỹ sư Cầu Cống (Paris)
Nguyên Thứ trưởng, rồi Tổng trưởng Bộ Công Chánh (1963-1964), và Đổng lý Văn phòng Bộ Công Chánh. Được biết Ông làm về công chánh ở Senegal và nhiều nuớc Phi Châu khác.
 
GS THÁI CÔNG TỤNG*
Nguyên Giám Đốc Viện Khảo Cứu, Trưởng Khối Kế Hoạch Bộ Canh Nông, Giáo Sư truờng Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn.
Kể từ 1982, GS làm việc tại Phi Châu, cả Đông Phi lẫn Tây Phi, và miền Sahel khô hạn (phía nam sa mạc Sahara). Bắt đầu làm việc ở Rwanda năm 1982-83, trong dự án Mutara, phía Bắc Rwanda (sát biên giới với Uganda). Trong vùng này có nhiều thung lũng bỏ hoang và mục đích dự án là biến cải các thung lũng này thành ruộng lúa. GS phụ trách phần nông nghiệp: huấn luyện, khảo cứu, khuyến nông với nhiều kết quả rất khích lệ. Sau năm 1986, GS lại có dịp đi tư vấn về nông nghiệp cho nhiều dự án khác về nông nghiệp tại Guinée Bissau, Guinée Conakry. Năm 1988-1990, lại trở sang làm việc cho một dự án khác cũng tại xứ Rwanda, lần này dự án ở gần biên giới miền Tây xứ Zaire (tức Congo). Năm 1991, tham vấn cho một dự án ở Niger, và năm 1992-93, lại làm cho một dự án khác ở Mali.
Ngoài Phi Châu, Giáo Sư còn công tác nông nghiệp trong dự án DRIPP (Développement régional intégré Petit Goave – Petit Trou de Nippes) ở Haiti (1976-1981) và dự án K-BIRD (Karnali-Bheri Integrated Rural Development) ở Nepal (1983-1986).
           
TRẦN THỊ CẨM TUYẾN* 
Công tác thiện nguyện tại Gambia cho Peace Corps (1991-1992), chuyên về khuyến nông.
 
PHẠM HỮU VINH (quá cố)
Nguyên Tổng Thư Ký Bộ Công chánh, làm ở Algérie.
 
NGUYỄN THÁI VŨ*, PhD (USA)
Nguyên Giảng Viên tại Viện Đại Học Cần Thơ.
1983: Senegal.  Phụ trách một thời gian rất ngắn trong dự án phát triển cơ khí nông nghiệp dọc biên giới Senegal và Mauritiana. 
1983- 1987: Cameroon, do  University of Florida/ USAID tài trợ. Đây là dự án phát triển nền giáo dục Đại Học và trung cấp cho Cameroon, đặc biệt xây dựng Centre Universitaire de Dchang, gồm có 5 Giáo sư của Đại học Florida, trong đó Dr Vũ phụ trách về phần Nông Cơ.
1991-1995: Malawi, do USAID tài trợ. Phụ trách phát triễn và giảng dạy tại Phân Khoa Nông Cơ tại Bunda College of Agriculture thuộc University of Malawi. 
1988-1990: Indonesia Project.  Winrock Internationa/USAID/ Indonesia Project, phụ trách phát triển thiết bị nghiên cứu cho các viện khảo cứu ở Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi.
*Tư liệu cung cấp qua liên lạc cá nhân.
 
KẾT LUẬN:
Như vậy, có ít nhất là 76 chuyên viên Việt Nam làm việc “cho” và “tại” Phi Châu. Tất cả đều tốt nghiệp ở các các đại học nổi danh trên thế giới, nhiều nhất là Pháp (43) và Hoa Kỳ (24). Đó là chưa kể một số rất lớn chuyên viên ở các đại học, học viện nghiên cứu, rải rác khắp Âu Mỹ, cũng có góp công gián tiếp vào việc phát triển Phi châu, như đào tạo chuyên viên Phi Châu, nghiên cứu những vấn đề của Phi Châu, v.v. Chẳng hạn, tác giả đã đào tạo khoảng 15 chuyên viên sau bậc đại học cho Phi Châu, có đến vùng Sahel để truyền đạt kiến thức khoa học mới trong việc bài trừ nạn cào cào châu chấu cho vùng này.
Trong số 76 chuyên viên này có 7 vị Tổng Bộ Trưởng, 2 Thứ Trưởng, 8 Tổng Giám Đốc, và 6 Giám Đốc, nhiều nhất ở các Bộ Công Chánh, Nông Nghiệp và Tài Chánh. Phần còn lại là chuyên viên, nhiều nhất ở lãnh vực Nông Nghiệp, kế đến Tài Chánh, Công Chánh và Giáo dục.
Cơ quan tài trợ các chuyên viên VN nhiều nhất là Ngân Hàng Thế Giới, kế đến USAID, Viện trợ Pháp, Cộng Đồng Âu Châu, v.v.
Các quốc gia Phi Châu được nhận trợ giúp từ chuyên viên Việt Nam là các quốc gia nằm giữa 2 vĩ độ 20º Bắc và 20º Nam, đặc biệt nhiều nhất là các quốc gia tập trung ở vùng xích đạo, từ vĩ độ 10º Bắc đến 10º Nam. Đây là các quốc gia nghèo và lạc hậu nhất, sống nhờ nông nghiệp là chánh.
            Lãnh vực nông nghiệp có nhiều chuyên viên VN nhất và cũng được các cơ quan tài trợ nhiều nhất. Các lãnh vực tài chánh, công chánh cũng có mục đích chánh là hổ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp ở các quốc gia này.
Thời gian chuyên viên VN có mặt nhiều nhất ở Phi Châu là từ 1975 đến 1990, nghĩa là sau khi họ vừa trốn thoát khỏi VN.
            Trong lãnh vực nông nghiệp, trước đây đa số nông dân Phi Châu canh tác lúa rẫy (upland rice) với các giống lúa địa phương, thuộc loài lúa Phi Châu (Oryza glaberrima), năng xuất thấp, canh tác nhờ nước mưa, nên chỉ một mùa/năm, cho năng xuất tối đa 2-3 t/ha. Có thể nói là toàn bộ lãnh đạo của Bộ Canh Nông thời Đệ nhị Cộng Hòa đã dời qua Phi Châu sau 1975, từ Ông Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Tổng Giám Đốc, hầu hết các Giám Đốc, và chuyên viên các ngành từ Khuyến Nông, Chăn nuôi, lúa gạo, nông cơ, thủy nông, v.v. Họ đã mang vào Phi Châu cuộc “cách mạng xanh” (green revolution) mà họ đã thành công ở Việt Nam từ giữa thập niên 1960s đến 1975. Họ du nhập vào Phi Châu kỹ thuật mới canh tác lúa nước (irrigated rice) áp dụng cho lúa cao năng “Thần Nông” của các giống lúa cải thiện Á Châu (Oryza sativa), các biện pháp thủy nông, phân bón, cơ giới hóa, bảo vệ mùa màng, tổ chức nông dân, tín dụng, v.v. Nhờ vậy nông dân Phi châu bắt đầu làm quen với lề lối canh tác mới, 2 hay 3 vụ lúa một năm, có nơi đưa năng xuất lên trên 20 t lúa/năm. Ngoài ra, phát triển hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế, cũng như lãnh vực tái thiết sau chiến tranh / xung đột của nhiều quốc gia Phi Châu cũng do chuyên viên VN đóng góp nhiều nhất.
Để phát triển đất nước giàu mạnh, ngoài tài nguyên thiên nhiên và vốn liếng tài chánh dồi dào, cần phải có nhân sự tài giỏi điều hành. Chính phủ sáng suốt phải biết xử dụng liên kết các nguồn tài lực này. Vì vậy, trên thế giới, ở bất cứ quốc gia nào, chuyên viên cũng vẫn được xem là một “tài sản” quý giá, được trân trọng giữ gìn, phát triển, để đất nước tiến bộ nhanh chóng. 
Nhật Bản, Anh Quốc, Singapore, vốn không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng đã biết đầu tư vốn liếng nhân sự và tạo môi trường thuận lợi cho họ, nên đã trở thành cường thịnh.
            Hoa Kỳ, nhờ tài nguyên phong phú, nhờ chế độ ưu đải chuyên viên, không những cho công dân Hoa Kỳ, mà còn ưu đải đặc biệt chuyên viên tài giỏi nước ngoài, nên đã lôi cuốn hầu hết các chuyên viên ưu tú của Châu Âu và các châu lục khác vào Hoa Kỳ. Vì vậy, không ngạc nhiên Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới về khoa học, kỹ thuật và nhiều lảnh vực khác. Ngay cả ở các nước đang phát triển, còn nghèo, vẫn có chế độ ưu đải chuyên viên cùng với biện pháp ngăn chận “thất thoát trí nảo” (brain drain).
            Việc đào tạo thành một chuyên viên tài giỏi rất tốn kém và cần nhiều thời gian. Để đào tạo thành một chuyên viên cấp đại học (BSc) tối thiểu phải 4 năm đại học. Muốn có cấp MSc, phải trải thêm 2 năm học tập. Muốn có PhD, phải trải thêm tối thiểu 3 năm hay hơn. Như vậy, phải trải khoảng 10 năm học liên tục sau bậc trung học mới có PhD. Có bằng cấp chưa đủ để phụng sự hữu hiệu, cần phải có kinh nghiệm thâu đạt được, muốn vậy một chuyên viên có khả năng và kinh nghiệm cũng cần có thời gian thêm 5 năm tối thiểu nữa.
            Sau chiến tranh, để tái thiết đất nước, thay vì tận dụng hàng ngàn chuyên viên tài giỏi tự nhiên có trong tay mà đa số được đào tạo ở những đại học nổi danh trên thế giới, chế độ mới ngay sau khi tiếp thu đã thi hành chính sách bạc đải, hạ nhục và đưa vào trại cải tạo. Vì vậy, họ đành phải liều chết lìa bỏ quê hương để tìm cuộc sống mới ở quê người, nơi tài năng họ sẽ được xử dụng và nhân phẩm họ được tôn trọng. Ngày nay, 35 năm sau chiến tranh, mặc dầu với tài nguyên thiên nhiên phong phú Việt Nam vẫn còn nghèo và lạc hậu. Nếu lấy PPP (Purchasing Power Parity – Đồng giá sức mua, tính theo US Dollar) của GDP (Gross domestic product) đầu người để so sánh, thì năm 2009 Việt Nam ($2,900) còn lẹt đẹt ở thứ hạng 135 trong số 193 quốc gia trên thế giới, kể từ nước có mức sống giàu nhất (Liechtenstein $122,100, một tiểu quốc nằm giữa nước Austria và Thụy sĩ) đến nghèo nhất (Zymbabwe $200). So với Châu Phi, thì Việt Nam ($2,900) còn nghèo hơn 14 nước (Equatorial Guinea $36,000; Libya $15,200; Gabon $13,700; Bostwana $12,100; South Africa $10,100; Angola $8,900; Tunisia $8,000; Algeria $7,000; Namibia $6,100; Egypt $6,000; Morocco $4,600; Swaziland $4,400; Congo Republic $4,100); Cape Verde $3,400), trong số này ngày trước người Việt thường chê là “Lính Lê Dương”, “Tây Đen Rạch Mặt” (Tunisia, Algeria, Morocco) hay “Ăn Tết Congo”. Nước Angola, vốn một thời theo Xã hội chủ nghĩa, cũng bị chiến tranh tàn phá trong 27 năm, nay có PPP gấp 3 lần Việt Nam. So với các nước Đông Nam Á, thì Việt Nam ($2,900) chỉ hơn Burma ($1,100), Cambodia ($1,900) và Lào ($2,100), nhưng thua xa Singapore ($50,300), Brunei ($50,100), Malaysia ($14,800), Thailand ($8,100), và thua cả Indonesia ($4,000) và Philippines (US$ 3,300).
            Thật đáng tiếc cho một cơ hội lịch sử!
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
CẢM TẠ: Tác giả chân thành cảm tạ các vị (*) đã cung cấp tư liệu cá nhân và đồng thời cung cấp danh tánh đồng nghiệp hay thân hữu có thời gian làm việc ở Phi Châu. Tác giả đồng thời cũng xin các vị có tên trong danh sách (không có *) tha lỗi vì không biết địa chỉ để liên lạc, vì vậy có thể có những sai lầm.
 
Reading, tháng 6/2010.
Trần Đăng Hồng, PhD

Trở lại Trang KH
 
 
  Số lượt bạn đọc kể từ 01/9/2009 860146 visitors (2230587 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free